Chỉ cần nhớ những điểm dưới đây, bạn sẽ chọn được quả dứa thơm, ngon, "ngọt như mật".
Dứa (hay c̣n gọi là trái thơm, khóm) không những có mùi rất thơm, hương vị ngọt ngào mà c̣n chứa rất nhiều dưỡng chất (kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten...) tốt cho sức khỏe. Ăn dứa thường xuyên và đúng cách có thể giúp pḥng ngừa ung thư, tốt cho mô và tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị bệnh ho và cảm lạnh…
Thông thường dứa được sử dụng để ăn trực tiếp nhưng cũng có thể dùng để nấu ăn. Đối với loại dứa dùng để ăn trực tiếp, bạn nên chọn quả chín, có hàm lượng đường cao, ăn sẽ ngọt và ngon hơn. Vậy làm thế nào để chọn được quả dứa chín và ngon nhất?
Điểm đầu tiên: Hăy bấm vào quả dứa
Khi mua dứa, việc đầu tiên là phải ấn vào bề mặt của quả dứa, v́ làm như vậy bạn có thể biết được độ chín của dứa. Nếu bề mặt dứa ch́m xuống khi ấn tay vào th́ không nên mua v́ chúng đă quá chín, khi ăn sẽ có vị hơi cồn c̣n nếu ấn vào quả dứa mà thấy phần vỏ hơi mềm th́ độ chín của quả dứa này là khoảng 90%, khi ăn sẽ rất ngọt và thơm. Dứa c̣n xanh th́ nhấn tay vào sẽ cứng, khi ăn dứa này sẽ bị chua, không ngọt.
Điểm thứ hai: Quan sát phần ngọn dứa
Phần ngọn dứa có màu càng xanh chứng tỏ quả dứa càng tươi ngon. Ngược lại, những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng dần.
Điểm thứ ba: Nh́n vào màu sắc
Màu sắc của dứa cũng có thể phản ánh độ ngọt và độ chín, v́ thế khi mua bạn nên chọn quả dứa có màu vàng đều từ trên xuống dưới, đó là quả đă chín, có hàm lượng đường cao nên ăn sẽ rất ngọt. Ngược lại, trái dứa có màu xanh lục th́ không nên mua v́ loại dứa này không chỉ cứng về kết cấu mà c̣n có hàm lượng đường rất thấp, ăn có vị chua và khó ăn. Nếu dùng để nấu ăn th́ có thể xem xét lựa chọn loại này.
Điểm thứ tư: Nh́n vào h́nh dạng của quả dứa
Khi mua dứa bạn nên chọn những quả tṛn, ngắn không nên chọn quả dáng dài v́ dứa càng tṛn th́ thịt quả càng dày, càng giàu chất dinh dưỡng, dứa dài th́ phần thịt quả sẽ mỏng, ít hơn. Mặt khác, khi mua dứa, không nên mua những quả nhỏ, nh́n hơi dị dạng, loại dứa này ăn sẽ không ngon.
Điểm thứ 5: Quan sát mắt dứa
Nên chọn trái dứa có mắt lớn, càng thưa càng tốt v́ mắt dứa lớn, thưa chứng tỏ dứa già và chín tự nhiên chứ không ngâm thuốc. Mặt khác mắt dứa thưa th́ sau khi gọt bỏ phần mắt đi bạn sẽ có được phần thịt dứa dày hơn mà không làm nát dứa.
Tuy dứa rất ngon nhưng khi ăn dứa chúng ta thường có cảm giác bị rát lưỡi. Nguyên nhân khiến lưỡi bị rát là do bên trong quả dứa có chứa chất bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa. Enzyme này nằm tập trung nhiều trong lơi và vỏ dứa, khi tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng sẽ làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát.
Để khắc phục hiện tượng đau rát lưỡi khi ăn dứa, bạn có thể thực hiện cách sau:
Sau khi gọt bỏ vỏ và mắt dứa, bạn cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào bát cho pha sẵn nước muối nhạt và ngâm trong khoảng 10 phút trước khi ăn. Việc ngâm nước muối này có tác dụng khiến men phân giải protein bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi nữa. Nếu muốn dứa được ngọt hơn th́ bạn hăy cho thêm một chút bột baking soda vào cùng nước muối loăng rồi ngâm dứa vào đó trong 10 phút. Sau khi vớt ra, dứa sẽ có vị ngọt đậm đà và bạn có thể ăn dứa thoải mái mà không lo rát lưỡi.
VietBF @ Sưu tầm