Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, gan dự trữ chất dinh dưỡng và phân hủy chất độc. Thật không may, kể từ những năm 80 số người bị ung thư gan đươc chẩn đoán đă tăng gấp ba. Tiến sĩ Rohit Satoskar cho biết,
"Gan là một cơ quan mà bạn có thể dễ dàng biến nó thành thùng rác nếu bạn không chăm sóc nó cho tốt. Và một khi nó đă như vậy th́ coi như bỏ đi"
Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh gan tăng cao là do con người vô t́nh làm hỏng nó bằng những thói quen hàng ngày. Dùng thuốc giảm đau thông thường và thậm chí cả thực phẩm chức năng từ thảo dược cũng có thể gây ra những hậu quả lâu dài.
Dưới đây bạn hăy t́m hiểu về các thói quen tai hại nói trên
1/ Dùng các chất bổ sung có chiết xuất từ trà xanh
Thực phẩm chức năng tuy không phải khó kiếm, nhưng chúng có thể gây hại cho gan của bạn theo thời gian. Vào năm 2017, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đă thực hiện một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tổn thương gan với các thực phẩm chức năng. Theo nghiên cứu này, các chất bổ sung giúp giảm cân và tạo thể h́nh (
bodybuilding) gây ra nhiều rủi ro nhất.
Nhưng đó không phải là tất cả. Một số chất bổ sung dành cho bệnh trầm cảm, hoạt động t́nh dục và các vấn đề tiêu hóa cũng có hại cho gan. Trong tất cả các chất bổ sung này th́ nguy hiểm nhất là
steroid đồng hóa (anabolic steroid) và
chiết xuất trà xanh.
2/ Dùng các chất thảo dược bổ sung
Một số chất bổ sung thảo dược hữu cơ có thể làm hỏng gan của bạn.
"Hoàn toàn tự nhiên"(All-natural) không có nghĩa là không độc hại. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí
Hepatology vào năm 2017 các nhà nghiên cứu đă báo cáo rằng các chất bổ sung từ thảo dược đă gây ra 16% các trường hợp bệnh gan trong ṿng 8 năm qua. Và mỗi năm số chất bổ sung này được bán mỗi nhiều.
Theo
WebMED những chất bổ sung có mối đe dọa lớn nhất bao gồm
lô hội (aloe vera), hoa chuông (comfrey), vỏ cây hắc mai (cascara), chaparral, cohosh đen (black cohosh), ma hoàng (ephedra) và
kava.
3/ Không uống đủ nước
Gan khi xử lư chất thải của cơ thể cần có đủ nước để thải các chất độc ra ngoài. Kết quả là, t́nh trạng bị mất nước có thể gây hại cho gan. Bác sĩ Michele Neil-Sherwood giải thích:
"Khi gan mất nước, nó cũng mất nguồn dự trữ của cơ quan hoặc những ǵ nó sử dụng để chăm sóc phần c̣n lại của cơ thể".
Nước không chỉ giúp cho chức năng gan mà c̣n quét sạch các mô độc hại, về căn bản là làm sạch nội tạng. Thời điểm tốt nhất để uống nước là sau khi thức dậy, trước bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục. Điều này sẽ nuôi dưỡng gan của bạn khi mà bạn có khả năng bị mất nước
4/ Uống quá nhiều cà phê
Tin hay không th́ c̣n tùy, nghiên cứu đă chỉ ra rằng, uống cà phê có thể ngăn ngừa bệnh gan. Vào năm 2016,
British Liver Trust đă kiểm tra một số nghiên cứu và kết luận rằng cà phê có thể bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan (
cirrhosis) và ung thư gan. Trong một nghiên cứu, uống hai tách cà phê trở lên mỗi ngày làm giảm nguy cơ bị xơ gan đến 6%.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên sử dụng nhiều caffeine. Các nhà nghiên cứu đồng ư rằng một lượng cà phê vừa phải là tất cả những ǵ bạn cần, tức là ba đến năm tách mỗi ngày theo định nghĩa của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu. Ng̣ai ra phải đảm bảo là cà phê không chứa đường!
5/ Sử dụng quá nhiều đường đặc biệt là siro từ ngô (bắp)
Có thể bạn đă từng nghe lời khuyên về sức khỏe
"Không nên ăn quá nhiều đường" trước đây, nhưng bạn có thể không biết rằng việc sử dụng quá nhiều đường có thể gây rắc rối. Mối nguy hiểm lớn nhất là xi rô ngô (bắp) có hàm lượng fructose cao, nói cách khác là 55% đường trái cây và 45% glucose. Theo
Harvard Health Publishing, hóa chất này dẫn đến nhiều vấn đề xấu cho gan.
Gan là cơ quan duy nhất có thể xử lư xi-rô ngô (bắp) có hàm lượng fructose cao. Kết quả là hóa chất này sẽ tích tụ trong gan một cách nhanh chóng. Thông qua một quá tŕnh gọi là
tạo mỡ (lipodenesis), các tế bào gan tạo ra chất béo, chất béo này cuối cùng có thể tích tụ lại và gây ra
bệnh gan nhiễm mỡ (fatty liver disease).
6/ Không giữ ǵn sức khỏe của răng miệng
Bỏ qua một cuộc kiểm tra nha khoa có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn là sâu răng. Nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh gan. Vào năm 2015, các nhà khoa học đă kiểm tra 13 nghiên cứu và báo cáo rằng bệnh răng miệng được t́m thấy ở hơn 70% bệnh nhân bị xơ gan.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm rơ mối liên hệ giữa bệnh gan và sức khỏe răng miệng. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa hiểu rơ mối liên hệ này, nhưng t́nh trạng viêm ở nướu và răng dường như có ảnh hưởng đến gan.
7/ Lạm dụng thuốc giảm đau không kê toa
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đă cảnh cáo mọi người rằng việc uống quá nhiều thuốc giảm đau không kê toa có thể làm tổn thương đến gan.
Thủ phạm là chất
acetaminophen, được t́m thấy trong các loại thuốc như
Tylenol và
Aspirin. Khi
acetaminophen bị phân hủy, nó tạo ra hợp chất gọi là
NAPQI, vô hại cho đến khi chất này tương tác với một hợp chất trong gan.
Cơ quan
FDA khuyến cáo nên ở giữ mỗi liều thuốc giảm đau không kê toa ở dưới 325 mg. Liều lượng tối đa là 4.000 mg/ngày, tương đương với một viên thuốc
Extra Strength Tylenol. Để bảo đảm an toàn, hăy làm theo các khuyến cáo về liều lượng. FDA nhấn mạnh:
"Ngay cả một liều lượng nhỏ mà uống nhiều hơn chỉ dẫn cũng có thể gây ra tổn thương ở gan".
8/ Ăn quá nhiều muối
Lượng muối được khuyến cáo là từ 2.000 đến 2.400 mg mỗi ngày. Thật không may, hầu hết mọi người lại ăn muối hơn thế nhiều. Bác sĩ Kristen Roberts, một giáo sư lâm sàng về Nội khoa tại Đại học tiểu bang Ohio, nói rằng,
"Hầu hết người Mỹ tiêu thụ trên 5.000 mg muối mỗi ngày".
Điều này ảnh hưởng đến gan như thế nào? Chế độ ăn quá mặn sẽ tạo ra hiện tượng giữ nước, làm gan hoạt động quá mức và gây viêm nhiễm. Những người có sẵn bệnh gan từ trước phải tuân thủ chế độ
ăn ít natri (low-sodium diet). Để thực hiện điều này, cẩn phải để tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn thường sử dụng muối làm chất bảo quản.
9/ Ăn thực phẩm có hàm lượng đường huyết cao trước khi đi ngủ
Thực phẩm có
chỉ số đường huyết cao (high glycemic food) là những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate, bao gồm bánh ḿ trắng và khoai tây. Ăn nhiều những thực phẩm này có thể khiến cho gan phải hoạt động quá mức, đặc biệt là vào ban đêm.
Theo tiến sĩ George Kosmides, gan chủ yếu hoạt động vào ban đêm, và đi ngủ sau khi ăn những thực phẩm trên buộc nó phải làm việc nhiều hơn.
Thực phẩm có chứa dầu thực vật, chẳng hạn như
bơ thực vật (margarine và
shortening) cũng có thể tạo ra hiệu ứng như trên. Tiến sĩ Kosmides gợi ư.
thay v́ ăn vặt với ngũ cốc vào đêm khuya, bạn hăy chọn trái cây, rau hoặc sữa. Đặc biệt, củ cải đường và cà rốt có thể giúp gan phuc hồi lại qua đêm.
10/ Lười tập thể dục
Tập thể dục giúp cơ thể giải độc do đó giúp cải thiện gan của bạn. Một nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí Biomolecules đă phát hiện là, những con chuột chạy thường xuyên có ít chất béo tích tụ và viêm nhiễm trong gan hơn, thậm chí c̣n ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ do uống rượu măn tính.
C̣n cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ tập thể dục là bao nhiêu. Nghiên cứu nói trên chỉ tập trung vào
thể dục nhịp điệu (aerobic hay cỏn gọi là
cardio) bao gồm chạy, đi bộ và bơi lội. Nói chung, bạn hăy cố gắng tập thể dục ít nhất hai đến ba lần mỗi tuần.
11/ Không ngủ đủ giấc
Ai cũng có lần bị mất ngủ. Nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ dưới 7 giờ, gan của bạn có thể phải gánh chịu hậu quả. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Baylor giải thích rằng chứng mất ngủ kinh niên tạo ra bộ gene của chính nó, các gene này làm gián đoạn các acid tăng cường sức khỏe của chức năng gan
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Cancer Cell kết luận rằng, chức năng bất thường của gan có thể thúc đẩy sự phát triển các
tế bào khối u (tumor cells). Liên quan đến điều này nên ghi nhân là có 80% người Mỹ thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ.
Bạn cần nhớ là gan của bạn hoạt động chủ yếu vào ban đêm, v́ vậy hăy bạn hăy dành ưu tiên cho việc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
12/ Lạm dụng đồ uống có đường
Đồ uống có đường rất ngon, nhưng càng uống nhiều bạn càng có thể gây hại cho gan. Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu đă liên kết việc tiêu thụ đồ uống có đường với nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí
The Journal of Hepatology đă chỉ ra rằng
nước ngọt dành cho người ăn kiêng (diet soda) không có tác dụng này.
Uồng bao nhiêu là quá nhiều? Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí
Pediatric Obesity th́ uống hai lon đồ uống có đường mỗi ngày rất nguy hiểm cho gan. Bạn hăy thay thế trà đá ngọt của bạn bằng trà không đường, và nước trái cây của bạn bằng
nước ngâm thảo mộc (herb-infused water)
13/ Không ăn đủ trái cây và rau củ
V́ lợi ích của gan, bạn cần ăn trái cây và rau vào mỗi bữa ăn. Các sản phẩm này chứa một lượng lớn chất chống oxy-hóa rất cần thiết cho sức khỏe của gan. Vào năm 2015, các nhà khoa học đă kết nối
căng thẳng oxy hóa (oxidative stress) với nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn. Ngoài ra các sản phẩm trên cũng bổ sung các chất chống oxy hóa tự nhiên mà gan đă sử dụng để giải độc các hóa chất.
Những thực phẩm chống oxy hóa cao bao gồm
quả việt quất (blueberries),
dâu tây (strawberries),
rau bina (spinach),
đậu xanh (green beans),
atisô (artichokes),
củ cải đường (beets) và
cải xoăn (kale). Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí
World Journal of Gastrointestinal Pharmacology and Therapeutics cũng khuyến cáo
nghệ (turmeric) và
trà xanh (green tea) là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cao.
14/ Ăn nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa nhân tạo (artificial trans fat) là chất béo không băo ḥa được t́m thấy trong
dầu hydro- hóa (hyrogenated oils) trái ngược với chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong các sản phẩm động vật và sữa. Mặc dầu chất béo chuyển hóa có trong rất nhiều thực phẩm chế biến, nhưng chúng không có lợi cho gan.Trong một nghiên cứu vào năm 2010 của Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati, các nhà nghiên cứu đă ghi lại rằng chất béo chuyển hóa gây sẹo cho gan
Đặc biệt, việc kết hợp chất béo chuyển hóa với
fructose và
sucrose mà nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ cho chuột. Theo tạp chí
BMC Nutrition and Metabolism, chất béo chuyển hóa tạo ra stress oxy- hóa trong gan, khiến cho gan bị viêm nhiễm. Đó là một lư do khác để hạn chế chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn.
15/ Không theo dơi thường xuyên mức cân nặng của ḿnh
Mặc dù có nhiều người coi cân nặng là sự phản ánh ḷng tự trọng, nhưng các bác sĩ lại xem đó như là một dấu hiệu dự báo sức khỏe. Một hậu quả thường bị bỏ qua của béo ph́ (obesity) là sự phát triển
bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD). Nên ghi nhớ là cân nặng
“không lành mạnh” khác nhau ở mỗi người.
Bệnh gan nhiễm mỡ do cân nặng khác với bệnh gan nhiễm mỡ do uống rượu. Nhưng theo các bác sĩ, cả hai đều gây ra tổn thương gan tương tự như nhau, kể cả ở những bệnh nhân chưa từng uống rượu. Ăn uống điều độ và duy tŕ tập thể dục có thể ngăn ngừa được căn bệnh này.
16/ Không giải quyết sự căng thẳng măn tính
Tinh thần và thể chất ḥa quyện vào nhau nên căng thẳng (stress) kéo dài có thể sinh ra bệnh tật, trong đó có bệnh gan. Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học ở Edinburgh đă phát hiện ra rằng những người bị căng thẳng về tâm lư có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Căng thẳng tâm lư bao gồm
lo âu (anxiety) và
trầm cảm (depression).
Các phát hiện trước đó đă hỗ trợ kết luận trên. Theo Tạp chí
World Journal of Gastroenterology, sự căng thẳng làm tăng t́nh trạng viêm, điều này có thể dẫn đến
xơ gan (cirrhosis). Mặc dù về bản chất căng thẳng không phải là một thói quen hàng ngày, nhưng nếu không t́m cách chữa trị nó có thể khiến cho gan sẽ bị tổn thương theo thời gian.
17/ Không dung nạp đủ vitamin B12
Vitamin B12 cần thiết cho chức năng gan, nó giúp cho sự lưu thông mật trong gan và giảm khả năng mắc bệnh gan và viêm gan. Liều vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày là 2,4 mcg. Nhiều người nhận được lượng này thông qua các loại thực phẩm như trứng, cá ngừ (tuna), thịt ḅ, pho mát, thịt gà và thịt heo.
Tuy nhiên, nếu bạn theo
chế độ ăn chay (vegetarian diet) hoặc
thuần chay (vegan diet) th́ bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. Một số loại ngũ cốc ăn sáng và gạo lứt được tăng cường vitamin B12. Nếu bạn dưới 50 tuổi, bạn có thể không cần bổ sung,vitamin B12, nhưng bạn hăy nói chuyện với bác sĩ nếu lo lắng về vấn đề này.
18/ Uống quá nhiều rượu
Uống rượu măn tính là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Theo Tổ chức
American Liver Foundation, có 15% người nghiện rượu nặng bị
sẹo gan (liver scarring), tiền thân của bệnh gan và ung thư gan. Một khi bạn mắc một căn bệnh như
xơ gan (cirrhosis) th́ biện pháp khắc phục duy nhất là hạn chế uống rượu.
Tiến sĩ John Iskander, bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa cho biết:
"Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến t́nh trạng viêm [gan] liên tục và bắt gan làm việc quá sức. Nếu bạn là người lớn hợp pháp, bạn nên uống có chừng mực. Ban hăy giữ ǵn đừng say sưa quá chén vào những đêm họp mặt cùng bạn bè".
19/ Hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi mà c̣n làm tổn thương đến gan. Theo một nghiên cứu năm 2018 đăng trên tạp chí
American Journal of Gastroenterology, khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Thói quen càng nặng th́ rủi ro càng cao.
Giống như các thói quen khác có hại cho gan, khói thuốc làm tăng căng thẳng stress oxy hóa. Khi mà gan hoạt động để phân hủy các chất độc, các hóa chất nguy hiểm này sẽ giết chết các tế bào gan khỏe mạnh.
20/ Không quan tâm đến Cholesterol
Thật không may, nhiều chế độ ăn của phương Tây có một hàm lượng cholesterol cao. Nếu bạn không để ư tới liều lượng bạn dung nạp th́ bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh gan. Cụ thể,
LDL là cholesterol "xấu" để lại chất béo chung quanh gan, trong khi
HDL là loại cholesterol tốt cho sức khỏe. Quá nhiều
LDL có thể dẫn đến bệnh gan, và do đó nhiều
LDL hơn sẽ đươc tạo ra.
Mặc dù lá gan lúc b́nh thường xử lư cholesterol, nhưng quá nhiều cholesterol có thể tích tụ và tạo ra hợp chất có hại
NAFLD. Khi gan của bạn phải vật lộn để xử lư cholesterol, nó sẽ tạo ra nhiều cholesterol hơn. Nếu bạn đă có cholesterol cao th́ bạn cần phải theo dơi cẩn thận v́ nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn nhiều.
21/ Ăn quá nhiều thịt đỏ
Bạn không bắt buộc phải ăn kiêng hoàn toàn thịt xông khói, nhưng bạn cần cắt giảm
"thịt xông khói" (bacon),
bánh ḿ kẹp thịt (burgers) và các sản phẩm thịt đỏ khác. Nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng và gây ra sự
đề kháng insulin (insulin resistance).
Khi những người tham gia nghiên cứu ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến, nguy cơ phát triển
bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) của họ tăng 50%. Giải pháp đơn giản là thay thế bánh ḿ kẹp thịt thông thường bằng thịt gà, thịt gà tây và cá.
22/ Không chủng ngừa viêm gan
Bạn có biết rằng viêm gan B và C là nguyên nhân chính gây ung thư gan trên toàn thế giới không? Nếu bạn chưa được tiêm pḥng viêm gan B, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này và gây tổn thương cho gan.
Viêm gan thông thường nhất lây lan qua việc dùng chung kim tiêm, quan hệ xác thịt không được bảo vệ, và trong những trường hợp rất hiếm qua sự truyền máu. Khi đi xăm ḿnh, bạn hăy kiểm tra các quy tŕnh khử trùng của tiệm xăm và nói chung hăy giữ an toàn trong mọi hoạt động cá nhân của bạn.
Viêm gan C không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, suy gan, thậm chí tử vong.
23/ Ăn bữa tối quá "nặng bụng"
Ăn theo một chế độ cân bằng là rất quan trọng và ăn đúng loại thực phẩm vào đúng thời điểm cũng là một điều cần lưu ư khi muốn bảo vệ lá gan. Ẵn những thực phẩm khó tiêu và phong phú trước khi đi ngủ được cho là sẽ tạo thêm áp lực cho gan. Theo thời gian, điều này có thể gây tổn thương cho gan.
Bạn muốn ăn một chiếc bánh ḿ kẹp thịt với phô-mát ư ? Bạn hăy dành ăn vào bữa trưa hoặc bữa ăn tối sớm. Vào ban đêm, bạn chỉ nên chọn những món
ăn nhẹ (snack) lành mạnh như
bưởi (grapefruit),
quả việt quất (blueberries),
nam việt quất {cranberries) và
nho (grape). Tất cả những thực phẩm này đă được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy một lá gan khỏe mạnh.
24/ Bỏ qua một xét nghiệm đơn giản khi khám sức khỏe hàng năm
Các cuộc khám sức khỏe hàng năm có xu hướng kiểm tra về cholesterol, huyết áp và bệnh tim nhưng thường bỏ qua một xét nghiệm đơn giản về chức năng gan. Đáng buồn là bạn có thể phát triển một bệnh về gan mà không có liên quan ǵ đến thói quen xấu và bạn có thể lại không thấy có triệu chứng ǵ cả.
Các
xét nghiệm ALT và
AST đơn giản có thể kiểm tra một số
enzyme trong gan. Bác sĩ Elliot Tapper, phụ tá giáo sư về tiêu hóa và chuyên gia gan tại Đại học ở Michigan, cho biết:
"Những xét nghiệm này là một phần của bảng kiểm tra hóa học thông thường và thường ra được bảo hiểm chi trả".
25/ Tiêu thụ nhiều chất béo băo ḥa
Theo một nghiên cứu của
"Diabetes Care", chất béo băo ḥa có thể gây hại cho gan hơn cả đường hoặc chất béo không băo ḥa. Trong nghiên cứu này, một số lượng 1,000 calories đă cung cấp thêm mỗi ngày cho 30 người
bị thừa cân (overweight). Lượng calo bổ sung này được chia thành các nhóm bao gồm chất béo băo ḥa, chất béo không băo ḥa hoặc đường đơn.
Ba tuần sau khi nghiên cứu bắt đầu, các nhà nghiên cứu đă kiểm tra kết quả trao đổi chất. Triglyceride trong gan, một dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ, đă tăng những 55% ở nhóm chất béo băo ḥa. Trong khi đó ở hai nhóm chất béo không băo ḥa và đường đơn, mức tăng chỉ là 15% và 33%. Một lần nữa, chế độ ăn uống cân bằng được chứng tỏ là tốt nhất cho sức khỏe của gan.
Theo
"These Everyday Habits Could Harm Your Liver" (Oh-Health.com)