Mặc dù được theo dơi, điều trị tại nhà khi không xuất hiện các triệu chứng nhưng các F0 vẫn phải tuân thủ nguyên tắc an toàn, tránh lây nhiễm.
Thời gian vừa qua, số ca mắc Covid-19 trong nước liên tục tăng nhanh, riêng tại TP HCM đă trên 16.000 ca và vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Nhiều quốc gia trên thế giới đă áp dụng biện pháp F0 tự điều trị tại nhà
Ngày 8/7, UBND TPHCM có văn bản hướng dẫn cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1. Theo đó, TPHCM thí điểm cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1 trên toàn thành phố.
Hiện, tất cả bệnh nhân Covid-19 (F0) bắt buộc cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. Tại TP HCM, các ca nhiễm không triệu chứng được điều trị tại bệnh viện dă chiến, được theo dơi y tế và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ.
Nhiều ư kiến cho rằng, sau khi F1 cách ly tại nhà nên triển khai cách ly F0 tại nhà. Tuy nhiên, vấn đề c̣n khiến nhiều người băn khoăn chính là cách ly F0 tại nhà liệu có an toàn hay không, đặc biệt là khi bệnh nhân trở nặng?
Lựa chọn F0 được điều trị tại nhà
Liên quan đến vấn đề trên, chia sẻ với *********, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, WHO khuyến cáo các bệnh nhân Covid-19 điều trị tại bệnh viện 10 ngày nếu không có triệu chứng có thể cho về nhà.
Bệnh nhân không triệu chứng là người không gặp bất kỳ t́nh trạng như ho, sốt, cảm cúm và độ băo ḥa oxy trên 94%. Các trường hợp nhẹ là những người gặp t́nh trạng viêm đường hô hấp trên hoặc/và sốt, không bị khó thở, độ băo ḥa oxy trên 94%.
Theo đó, Bộ Y tế dự kiến, F0 sau khi được bệnh viện điều trị 10-14 ngày mà không có triệu chứng sẽ cho về tiếp tục theo dơi, cách ly tại nhà. Phương án cách ly F0 sẽ tổ chức thí điểm tại TP HCM.
"Ban đầu sẽ áp dụng cho nhóm bệnh nhân như nhân viên y tế và những người có khả năng tự theo dơi sức khỏe", Thứ trưởng Sơn nói.
Theo **** đưa tin, tại Campuchia, Ấn Độ, Mỹ khuyến cáo các F0 chỉ nên tự cách ly điều trị Covid-19 tại nhà khi bệnh nhẹ hoặc sau một thời gian điều trị tại bệnh viện mà t́nh trạng diễn biến tốt.
Trước khi bước vào thời gian điều trị, các bệnh nhân và người nhà phải kư vào tờ cam kết. Nếu vi phạm quy định, họ sẽ phải chịu xử lư h́nh sự.
Các F0 điều trị tại nhà được công bố khỏi bệnh khi đủ hai tiêu chuẩn:
1. Tự cách ly điều trị ít nhất 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng ho, sốt hoặc từ ngày lấy mẫu (đối với bệnh nhân không triệu chứng);
2. Ba ngày liên tiếp không bị sốt.
Sau thời gian tự chữa trị tại nhà, các F0 không cần phải lấy mẫu xét nghiệm lại.
Tuyệt đối không áp dụng tự điều trị tại nhà với các F0 là người lớn tuổi và trường hợp xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, bệnh diễn biến nặng. Các F0 này cần liên hệ bác sĩ khẩn cấp ngay khi triệu chứng xuất hiện.
Các nguyên tắc khi F0 tự điều trị tại nhà
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhiều quốc gia trên thế giới đă bắt đầu hướng dẫn về việc cách ly, điều trị tại nhà với bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nhẹ lâu nay.
Chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm phân phối vật tư y tế để điều trị bệnh nhân, cũng như giám sát và đánh giá hoạt động của đội ngũ y tế.
Cơ quan y tế tại Ấn Độ đánh giá bản chất của triệu chứng và thời gian ủ bệnh rơi vào từ 5 tới 12 ngày, v́ vậy việc phục hồi sau khi nhiễm virus có thể mất ít nhất 14 ngày.
Căn cứ vào đó, giai đoạn cách ly tại nhà cho bệnh nhân F0 sẽ từ 14 tới 17 ngày kể từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Trong khi đó, những người bị nhiễm bệnh nhưng không triệu chứng chỉ phải cách ly 10 ngày kể từ lúc xét nghiệm và phát hiện có virus trong người.
Mặc dù được theo dơi, điều trị tại nhà khi không xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, cảm cúm và độ băo ḥa oxy trên 94% nhưng các F0 vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Cụ thể:
1. Phải ở pḥng riêng, không tiếp xúc với người thân, bạn bè,..., đặc biệt là những người có bệnh lư nền như tim mạch, cao huyết áp, phổi,....
2. Các F0 phải ở trong pḥng thông thoáng, mở cửa số, tuyệt đối không sử dụng máy lạnh.
3. Luôn luôn phải đeo khẩu trang y tế 3 lớp và thay mới sau 8 tiếng sử dụng hoặc khi khẩu trang bị ướt. Nên sử dụng khẩu trang N95 có lọc không khí và chỉ được vứt bỏ khẩu trang sau khi đă khử trùng bằng nước javen 1%.
4. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước; thường xuyên rửa sạch tay bằng xà bông, cồn khử trùng; làm sạch bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
5. Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy, đảm bảo luôn trên 94%. Người bệnh nên đo nồng độ oxy băo ḥa trong máu và nhịp thở 2 lần/ngày.
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như nồng độ oxy băo ḥa nhỏ hơn 92 % hoặc xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực liên tục, mặt hoặc môi tái xanh,... phải báo với cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
VietBF@sưu tập