Theo như du thuyền có tên Nostromo, được gắn cờ Mỹ ở vùng biển Ấn Độ Dương, một toán biệt kích được trang bị vũ khí “đến tận răng” bất ngờ bao vây, xông lên và bắt giữ công chúa Latifa vào tháng 3/2018, khiến dù là vô t́nh hay hữu ư, việc FBI nhúng tay vào hoạt động bí mật này đang đặt ra thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
Sự nhúng tay của Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong hoạt động bí mật này, dù là vô t́nh hay hữu ư, đang đặt ra thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden bởi v́ nó liên quan đến những vấn đề cực kỳ nhạy cảm: ngoại giao và an ninh quốc gia.
Vào tháng 3/2018, trên du thuyền có tên Nostromo, được gắn cờ Mỹ ở vùng biển Ấn Độ Dương, một toán biệt kích được trang bị vũ khí “đến tận răng” bất ngờ bao vây, xông lên và bắt giữ công chúa Latifa.
Công chúa Latifa, tên đầy đủ là Sheikha Latifa bin Mohammed al-Maktoum, 35 tuổi là một trong khoảng 30 người con của Tiểu vương quyền lực của Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum, 71 tuổi, người đồng thời là Thủ tướng kiêm Phó tổng thống Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
CUỘC ĐỘT KÍCH LY KỲ TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG
“Bắn chết tôi đi! Đừng bắt tôi quay lại đó!”, công chúa Latifa - hét lên khi bị nhóm người này vây hăm, trói cổ tay bắt đi.
Nhóm người này là do cha ruột của công chúa, Tiểu vương Dubai Sheikh Mohammed sai đến để bắt cô trở về nước. Theo hai nhân chứng có mặt trên du thuyền, trong đó có bạn thân của công chúa là nữ vơ sư người Phần Lan Tiina Jauhiainen, bất chấp Latifa cầu xin thế nào, nhóm người kia vẫn gh́m chặt, đá vào người và bắt cô đi.
Đây là lần thứ hai, cô t́m cách trốn khỏi Dubai, nhưng rồi bị cha bắt lại dù kế hoạch đă được lên rất kỹ càng và tỉ mỉ trong 7 năm trời.
Hồi năm 2019, chi tiết kế hoạch bỏ trốn của công chúa lần đầu tiên được tiết lộ trong bộ phim tài liệu “Escape From Dubai” (tạm dịch Cuộc trốn chạy khỏi Dubai) của BBC. Trong đó, BBC đă phỏng vấn một cựu sĩ quan t́nh báo hải quân Pháp Herve Jaubert, vơ sư Phần Lan Tiina Jauhiainen và nhóm thủy thủ Philippines - những người được cho là đă hỗ trợ Latifa lên kế hoạch chạy trốn khỏi cung điện, nơi mà công chúa Dubai mô tả là “một nhà tù dát vàng”.
Theo lời Latifa, cha của cô là người đàn ông tàn độc nhất thế giới này. Với người ngoài, cuộc sống của công chúa được xem là sung sướng trong nhung lụa nhưng không ai biết rằng, cô bị theo dơi mọi lúc mọi nơi, không được phép lái xe và du lịch hay học tập ở nước ngoài. Công chúa không thể tự giữ hộ chiếu của ḿnh, mọi quyền tự do cá nhân đều bị tước đoạt.
Năm 2002, Latifa từng cố gắng bỏ trốn nhưng thất bại và bị bắt ở biên giới. Tâm sự trong đoạn phim tài liệu, công chúa cho biết h́nh phạt cho hành động đó là bị giam giữ trong 3 năm, không được rời khỏi cung điện và chịu đựng những trận đánh đập, tra tấn. Sau đó, cô hạ quyết tâm bỏ trốn lần 2 này nhưng cuối cùng vẫn bị bắt lại.

Công chúa Latifa đă chia sẻ những đoạn ghi âm bí mật được quay bên trong một biệt thự ở Dubai, nơi cô nói rằng ḿnh đang bị giam cầm.
FBI TIN LÀ ĐANG GIÚP "GIẢI CỨU" CÔNG CHÚA
Tiểu vương Sheikh Mohammed có thể t́m thấy con gái như thế nào và bằng cách nào? Cho đến nay, đă 3 năm trôi qua đó vẫn là điều bí ẩn.
Nhưng theo thông tin điều tra mới tiết lộ của tờ USA TODAY, Tiểu vương Sheikh Mohammed đă được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) “giúp đỡ”. Nguồn tin điều tra dẫn lời những nguồn tin thân cận giấu tên của FBI cho biết, các đặc vụ FBI đă thu thập và cung cấp dữ liệu thông tin vị trí của chiếc du thuyền cho chính quyền Dubai sau khi các quan chức nước này thông báo, công chúa Latifa đă bị bắt cóc và cần được hỗ trợ khẩn cấp.
FBI được cho là đă lấy được dữ liệu định vị của chiếc du thuyền thông qua một nhà cung cấp dịch vụ internet có trụ sở tại Mỹ và cung cấp thông tin cho chính quyền Dubai.
Các nguồn tin cũng cho biết, FBI can thiệp như vậy là do đă hiểu nhầm sự việc trên du thuyền lúc đó, cứ nghĩ là công chúa Latifa bị nhóm người trên du thuyền bắt cóc và cần giải cứu khẩn cấp theo lời đề nghị từ phía Dubai.
“FBI thực sự tin rằng đây là một vụ bắt cóc và họ cần cứu giúp khẩn cấp”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Cũng theo nguồn tin, vị trí du thuyền bị lộ có thể do Latifa đă liên lạc với mọi người qua email khi đang ở trên đó. “Sai lầm chết người của Latifa là cô ấy đă kiểm tra email của ḿnh. Đó là bước đột phá. Các nhà điều tra có thể kiểm tra chéo với các thông tin và cơ sở dữ liệu khác trong khu vực, và có thể t́m ra chính xác cô ấy đang ở đâu”, một nguồn tin nói với USA Today.

Công chúa Latifa (giữa) trong bức ảnh được đăng tải ngày 21/5 vừa qua. Ảnh: Instagram
"NGHE CÓ VẺ KHÔNG ỔN"
Dù chưa rơ như thế nào, những thông tin điều tra của USA TODAY về vai tṛ của FBI trong vụ việc này đă làm dấy lên những tranh căi và khiến các nhà hoạt động nhân quyền tỏ vẻ chán nản và chỉ trích gay gắt.
Bởi v́ báo cáo điều tra của tờ báo này nếu là đúng sẽ đặt ra nhiều nghi ngại về trong các ưu tiên nhân quyền của chính phủ Mỹ. Nó cũng đặt ra câu hỏi về việc tuân thủ các giao thức trong phạm vi hoạt động quốc tế của FBI khi cơ quan này hoạt động khắp nơi trên thế giới khi họ có đến 63 văn pḥng trên toàn cầu.
Bởi v́ rơ ràng FBI đă phớt lờ các quy định pháp lư trong việc thực hiện nhiệm vụ “giải cứu” công chúng Latifa. Thay v́ cần phải được ṭa án chấp thuận, các đặc vụ đă bí mật liên hệ với nhà cung cấp internet để lấy thông tin vị trí của du thuyền. Dù nhà cung cấp internet lúc đó đă từ chối cung cấp thông tin vi phạm quyền riêng tư cá nhân nhưng FBI sau đó viện dẫn t́nh huống khẩn cấp về an ninh công cộng để buộc họ phải thực hiện.
Chính quyền Biden cam kết lấy nhân quyền là nền tảng trong chính sách đối ngoại và các giao dịch quốc tế của ḿnh. Tuy nhiên, nhiều cựu đặc vụ FBI và cựu quan chức t́nh báo Mỹ không biết ǵ về hoạt động này bày tỏ sự hoài nghi về việc liệu FBI có thật sự nhúng tay trong vụ này như các nguồn tin của tờ USA Today mô tả hay không.
“Nghe có vẻ không ổn. Vụ việc có thể không xảy ra như vậy”, một cựu sĩ quan CIA giấu tên cho biết. Cựu sĩ quan t́nh báo này cho biết, không lư do ǵ mà các cơ quan t́nh báo của Mỹ FBI hoặc UAE phải cần đến sự trợ giúp từ một công ty tư nhân ở Mỹ trong việc thu thập dữ liệu vị trí, chẳng hạn trong vụ việc của công chúa Latifa.
Theo vị cựu sĩ quan t́nh báo này, “bản thân các đặc vụ UAE dư khả năng làm điều đó và thật bất thường khi họ đến Mỹ để đề nghị giúp đỡ ngay từ đầu”.
Trong khi đó, hiện Đại sứ quán UAE tại Washington bác yêu cầu b́nh luận về vụ việc. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không trả lời câu hỏi rằng liệu FBI có liên quan như thế nào đến vụ này. Hiện vẫn chưa rơ thực hư vụ việc này trong khi FBI vẫn từ chối b́nh luận.
Sự nhúng tay của FBI trong hoạt động bí mật này, dù là vô t́nh hay hữu ư, đang đặt ra thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden bởi v́ nó liên quan đến những vấn đề cực kỳ nhạy cảm: ngoại giao và an ninh quốc gia.
NÀNG CÔNG CHÚA BỊ GIAM CẦM HAY BỊ BẮT CÓC?
Tiểu vương Sheikh Mohammed cũng từ chối b́nh luận về vụ việc nhưng hồ sơ tại ṭa án nước này nêu rơ, chính ông đă giải cứu con gái khỏi kế hoạch bắt cóc tống tiền của bạn thân của công chúa, cựu sĩ quan t́nh báo hải quân Pháp Herve Jaubert.“Tôi lo sợ con gái bị bắt cóc đ̣i tiền chuộc và làm hại nó. Cho đến nay, tôi vẫn coi việc Latifa trở lại Dubai là một nhiệm vụ giải cứu”, Tiểu vương Dubai tuyên bố.
Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều hoài nghi quanh tuyên bố này. USA TODAY cũng khẳng định đă phỏng vấn hàng loạt nhân chứng và những người quen thuộc với FBI, email, h́nh ảnh, tin nhắn mạng xă hội được mă hóa, các số ID, dữ liệu vệ tinh và tài liệu ghi âm và video cho thấy rơ công chúa Latifa đă lên kế hoạch chạy trốn chứ không phải cô bị bắt cóc.
Hồi tháng 2, một đoạn video do USA TODAY công bố cho thấy, công chúa Latifa phải cầu cứu v́ lo sợ cho tính mạng của ḿnh khi đang bị giam giữ trong một biệt thự ở Dubai. Đoạn video được công bố do Latifa tự quay trong pḥng tắm v́ đây là nơi duy nhất trong biệt thự cô có thể khóa cửa.
Lời cầu cứu của Latifa đă khiến Văn pḥng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) lo ngại, yêu cầu UAE cung cấp bằng chứng chứng minh công chúa c̣n sống nhưng các nhà chức trách UAE nhiều lần từ chối.
Bất ngờ là hồi tháng 5, công chúa Latifa bất ngờ xuất hiện trong một bức ảnh trên hai tài khoản Instagram sau nhiều tháng mất tích, đánh dấu h́nh ảnh xuất hiện trước công chúng đầu tiên của công chúa kể từ sau vụ việc hồi tháng 12/2018. Và mới nhất, hồi cuối tháng 6, tài khoản Instagram Sioned Taylor đăng ảnh thông báo công chúa Latifa đang ở sân bay Adolfo Suarez Madrid, Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, vẫn chưa rơ liệu tính thực hư của những h́nh ảnh này./.