Theo như lời của gia đ́nh ông Thành phản đối bản án 5 năm 6 tháng tù và 5 năm quản chế, và nói rằng lẽ ra ông Trọng phải đến phiên ṭa để đối chất, sau khi vào hôm 9/7, nhà văn Phạm Thành, người viết sách chỉ trích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bị một ṭa án ở Hà Nội tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù và 5 năm quản chế v́ “tuyên truyền chống nhà nước”.
Nhà văn Phạm Thành và quyển sách Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo. Photo Facebook Bà Đầm X̣e.
Bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ của ông Phạm Thành, nói với VOA sau phiên xử chưa đầy 3 tiếng đồng sáng ngày 9/7, mà bà và con gái không được vào pḥng xét xử.
“Tôi đ̣i quyền lợi để tôi được vào nhưng họ không cho tôi vào. Tôi rất buồn với chế độ về cách xét xử như thế này. Họ thông báo là xử công khai thế mà không cho vợ vào là xử kín rồi. Kết quả anh ấy bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù và 5 năm quản chế.”
Nhà văn Phạm Thành, tên đầy đủ là Phạm Chí Thành, 69 tuổi, viết blog với tên Bà Đầm X̣e, bị bắt vào ngày 21/05/2020 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật h́nh sự.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Thành, viết trên Facebook sau phiên xử rằng chứng cứ buộc tội thân chủ ông do những người “thiếu tính chuyên nghiệp” thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội thực hiện và hơn nữa, các chứng cứ buộc tội này “không được làm rơ tại phiên ṭa.”
Theo thông tin từ Facebook của luật sư Hà Huy Sơn, chứng cứ buộc tội ông Thành xoay quanh nội dung tập tài liệu “Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo”, quyển sách chủ yếu viết về cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó nội dung bị cơ quan giám định cáo buộc là “Tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”, “Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm cá nhân,” và “Tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lư”.
Luật sư Sơn viết: “Các tài liệu do bị cáo làm ra chỉ liên quan đến cá nhân Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cáo trạng đă đánh đồng cá nhân với tổ chức (Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam). Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đồng nhất với Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Cáo trạng truy tố bị cáo theo Điều 117 BLHS là không đúng về yếu tố khách thể của tội phạm.”
Hôm 9/7, trang mạng trong nước dẫn cáo trạng cho biết nội dung 21 bài viết trong sách “Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" và bài phỏng vấn Phạm Thành ngày 27/7/2019 chứa đựng nội dung “tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xă hội.”
Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 9/7 tập trung về bản án và cáo trạng luận tội ông Phạm Thành, nhưng không đề cập đến ông Nguyễn Phú Trọng như một bên “bị hại” trong vụ án khi loan tin về phiên ṭa này.
Đối với ông Trọng, ông Trọng lại không ra ṭa để đối chất và không có đơn kiện, th́ chồng tôi không có tội.
Bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ của nhà văn Phạm Thành
Bà Nguyễn Thị Nghiêm nêu nhận định với VOA:
“Đây chỉ là bất đồng chính kiến giữa cá nhân với cá nhân. Ở các nước tự do, người dân phê b́nh lănh đạo là điều b́nh thường. Nhưng chế độ Cộng sản Việt Nam th́ họ đưa chồng tôi vào tù.”
“Chồng tôi đă dám đứng ra nói lên sự thật của Đảng và Nhà nước.”
“Đối với ông Trọng, ông Trọng lại không ra ṭa để đối chất và không có đơn kiện, th́ chồng tôi không có tội. Nếu [chồng tôi] có tội, th́ ông Trọng phải có đơn kiện và phải ra ṭa đối chất. C̣n đây th́ không có. Tôi muốn chồng tôi được trả tự do.”
Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (HRW) hôm 8/7 gửi ra thông cáo báo chí từ New York đề nghị chính quyền Việt Nam cần phóng thích ngay lập tức nhà văn bất đồng chính kiến, tiểu thuyết gia Phạm Chí Thành và hủy bỏ mọi cáo buộc h́nh sự đối với ông.
ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của HRW, chỉ ra rằng ông Thành “không phạm một tội danh rơ ràng nào, có biểu hiện sức khỏe kém, và đă bị giam giữ hơn một năm không được trợ giúp pháp lư”.
Ông Sifton nhấn mạnh trong thông cáo của HRW: “Chính quyền Việt Nam không có lư do thích đáng để biện hộ cho việc giam giữ ông và chưa bao giờ đưa ra được lư do thích đáng nào.”