Quy định không mặc quần jeans (quần ḅ) trong khuôn khổ của Bộ Nội vụ. Làm cho một công chức như tôi ở một cơ quan hành chính khác rất băn khoăn. Có đáng để quần ḅ bị kỳ thị đến vậy?
Tôi dám chắc, trong tủ quần áo của mỗi người đều có ít nhất 1 chiếc quần ḅ. Jeans ra đời từ thế kỷ 19, chất liệu ban đầu may bằng vải lều trại. Xuất xứ này có vẻ không được sang chảnh cho lắm, nhưng càng về sau, quần jeans được cải tiến và trở thành món đồ thời trang rất phổ biến. Bất kể ở đâu, bất kể tầng lớp hay nền văn hóa nào chúng ta đều có thể bắt gặp những chiếc quần này. Nó là biểu tượng của sự tự do, phóng khoáng và trẻ trung, già trẻ, lớn bé đều có thể diện mặc được.
Một món đồ thời trang thông dụng và được ưa chuộng đến vậy, tại sao lại không có chỗ trong công sở? Bỏ qua những nguyên tắc về váy ngắn, váy xẻ mà Bộ Nội vụ quy định - tôi hoàn toàn đồng ư với điều đó, nhưng tôi e là với quần jeans th́ cần tính toán lại.
Có một điều khó có thể phủ nhận là quần jeans sẽ không phù hợp với một vài lĩnh vực hay hoạt động nào đó. Nhưng chắc chắn nó vẫn là trang phục cần thiết với những lĩnh vực khác chứ! Ví dụ như các các bộ công chức ở Bộ Xây dựng hay Sở Xây dựng các thành phố, khi các anh chị đi kiểm tra, thẩm định công tŕnh mà mặc quần là áo lượt th́ có phù hợp không?
Nguồn gốc của jeans có thể không cao sang nhưng ngày nay, jeans đă “rũ phèn đứng dậy”. Nó không chỉ là sản phẩm thời trang được chấp nhận, ưa thích mà c̣n là biểu tượng cho những tâm hồn trẻ trung, cấp tiến... Những người sành điệu khéo léo kết hợp trang phục trẻ trung này với những món đồ sang chảnh, đắt tiền để tạo nên một tổng thể thời trang tinh tế.
Như NTK thời trang Chương Đặng từng chia sẻ: “Việc hạn chế một loại trang phục như jeans cần phải có sự thấu đáo hài ḥa, chi tiết và thuyết phục hơn để tránh những cảm giác áp đặt v́ không thể kiểm soát”. Tôi hoàn toàn tán đồng ư kiến của anh. Chúng ta có thể nói không với những chiếc quần jeans mài bạc phếch và rách te tua ở chốn công sở nhưng jeans đen mix cùng chemise trắng chẳng phải rất lịch thiệp và không kém phần năng động?
Cô nàng diện áo chemise mỏng dính, lộ hết nội y, anh chàng mặc quần vải quên là, nhăn như “ḷ xo”... c̣n đáng xấu hổ và cần thay thế hơn một chiếc quần jeans.
Cứ nh́n ra thế giới mà xem, Tổng thống Obama mặc quần jeans ngay từ năm đầu tiên trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Ông c̣n tự nhận xét ḿnh “rất phong độ với đồ jeans” khi lên sóng giao lưu cùng MC Ryan Seacrest năm 2014. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, vẫn được nhiều người ngợi ca là quư ông lịch lăm, quư ông thời trang..., thường xuyên mặc trang phục jeans tại ṭa thị chính, khi gặp gỡ công dân, hoặc tham gia sự kiện với hoàng tử Anh Harry.
Tổng thống Nga Putin hay Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng không ngoại lệ. Thậm chí ở một đất nước nhiều truyền thống và nổi tiếng là bảo thủ như Anh, nữ Thủ tướng Theresa May từng diện quần jeans bó sát vô cùng hợp thời trang trong nhiều sự kiện và nhận được cơn mưa lời khen.
Quay lại câu chuyện nước ḿnh, xứ ta, tôi luôn tin rằng, với công chức, viên chức, quan trọng nhất là cách hành xử lịch thiệp, ḥa nhă, biết nói lời xin chào, xin lỗi hay cám ơn trong mọi t́nh huống chứ không phải việc mặc đồ cổ cồn hay phủi bụi. Một cán bộ công chức, viên chức đạt chuẩn là được đào tạo bài bản, trang bị đầy đủ kiến thức và luôn nhiệt t́nh cống hiến hết ḿnh hết sức cho đất nước. H́nh thức quan trọng nhưng “nội dung” mới thứ tồn tại duy nhất!