Người thông minh luôn suy nghĩ quá nhiều và đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân. Điều này khiến họ luôn lo lắng và cảm thấy không hạnh phúc.
1. Suy nghĩ quá nhiều: Nhiều người thông minh có xu hướng suy nghĩ và phân tích mọi thứ xảy ra trong cuộc sống. Khả năng tư duy, phân tích của họ là tài sản tuyệt vời, nhưng điều này cũng khiến họ thất vọng khi rút ra kết quả không như mong muốn. Nhà tâm lư học Ruth Harpinski tại Pitzer College (Mỹ) cho rằng thói quen phân tích mọi thứ liên quan chặt chẽ với trí thông minh của con người. Ví dụ, khi nhận được một lời nhận xét, họ thường "mổ xẻ" và phân loại xem đó là tích cực hay tiêu cực. Sau đó, họ bắt đầu suy nghĩ, dằn vặt và tự trách ḿnh.
2. Tiêu chuẩn quá cao: Những người thông minh thường đặt ra cho bản thân và người khác tiêu chuẩn cao. Một số người "mắc kẹt" trong những tiêu chuẩn do ḿnh đặt ra, họ cảm thấy khó khăn khi đối diện với thực tế khắc nghiệt. Khi gặp những vấn đề trái ngược mong đợi, họ sẽ cảm thấy thất vọng, tự trách bản thân. Đó có thể là sự thất vọng trong cuộc sống, sự nghiệp hoặc các mối quan hệ xung quanh.
3. Thường tự trách ḿnh: Nhiều người thông minh cảm thấy khó hạnh phúc do họ suy nghĩ nhiều và quá nghiêm khắc với bản thân. Không chỉ đặt ra tiêu chuẩn cho chính ḿnh, họ c̣n tự t́m kiếm lư do để trách móc bản thân. Họ sẽ hồi tưởng những sự kiện trong quá khứ, đặc biệt là những t́nh huống họ làm chưa tốt, cư xử chưa đúng. Những cảm xúc tội lỗi, bất măn bủa vây tâm trí trong thời gian dài khiến tâm trạng của người thông minh bị xáo trộn, vô t́nh đánh mất hạnh phúc vốn có của ḿnh.
4. Tham vọng quá mức: Những người có IQ cao thường không hài ḷng với những ǵ họ đang có. Với cái đầu luôn suy nghĩ, họ mong muốn t́m kiếm những điều to lớn, mới mẻ và tốt đẹp hơn. Mục tiêu của họ là t́m những điều kích thích bản thân để không ngừng vươn lên. Nói cách khác, những người thông minh thường tự làm khổ ḿnh bằng cách mong đợi và đặt mục tiêu quá lớn.
5. Khó được thấu hiểu và chấp nhận: Giống những người khác, người thông minh luôn muốn được thấu hiểu và t́m những người cùng chí hướng để bày tỏ bản thân. Hầu hết người thông minh gặp khó khăn khi t́m kiếm những người có thể hiểu và chấp nhận ḿnh. Dù khoa học chứng minh phần lớn người thông minh thích ở một ḿnh, họ vẫn có nhu cầu tương tác theo nhóm nhỏ để được chia sẻ, bày tỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách diễn đạt của người thông minh có thể tạo ra những hiểu lầm không đáng có. Điều này khiến mối quan hệ của họ và bạn bè bị ảnh hưởng, từ đó tạo ra cảm giác đơn độc, buồn bă v́ không được thấu hiểu, theo Psych2Go.
6. Dễ gặp vấn đề tâm lư: Năm 2015, nhà tâm lư học Ruth Karpinski cùng các cộng sự thực hiện một nghiên cứu với các thành viên có chỉ số IQ cao. Kết quả được công bố trên Intelligence Magazine cho thấy hơn 26% người từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, 20% khác từng mắc chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, họ phát hiện các đối tượng nghiên cứu có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lư khác như rối loạn tăng động giảm chú ư, rối loạn phổ tự kỷ... Qua đó, có thể thấy, suy nghĩ quá nhiều gây ra các vấn đề tâm lư và khiến con người cảm thấy thiếu niềm vui, hạnh phúc.
|