Mỹ và Liên minh Châu Âu đang hợp tác để phá thế "thống trị" đất hiếm của Trung Quốc trong việc việc khai thác và chế biến đất hiếm.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Nước ngoài (ODI) có trụ sở tại London (Anh) cho biết, vị trí thống trị của Trung Quốc có khả năng bị xói ṃn trong thời gian tới trong bối cảnh Mỹ và EU nỗ lực mở rộng năng lực xử lư và giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc thống trị mặt hàng đất hiếm
Sự phát triển của các ngành công nghệ cao với nhu cầu sản xuất chuyên biệt đă làm tăng sự chú ư của toàn cầu đối với các nguyên tố đất hiếm, một lĩnh vực trị giá 8 tỷ USD vào năm 2018, “một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng giá trị các hoạt động mua bán kim loại và khoáng sản toàn cầu nhưng đây là một thành phần quan trọng trong sản xuất chuỗi giá trị tiên tiến".
Với quyền kiểm soát khoảng 36,7% trữ lượng các nguyên tố đất hiếm trên thế giới, Bắc Kinh đang định vị chiến lược nước này trở thành "người chơi" thống trị trong việc khai thác và xử lư đất hiếm.
Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc sản xuất 140.000 tấn, bằng khoảng 58% sản lượng toàn cầu vào năm ngoái. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai (15,8%) trong khi nhà sản xuất hàng hiếm lớn thứ ba thế giới là Myanmar với 12,5%.
Bắc Kinh cũng nắm giữ 85% công suất chế biến quặng đất hiếm của thế giới và thậm chí các quốc gia khai thác các nguyên tố này - bao gồm cả Mỹ - vẫn vận chuyển quặng chưa tinh chế của nước này tới Trung Quốc để xử lư. Ngày càng nhiều công ty ở quốc gia đông dân nhất thế giới đang t́m kiếm các nguồn thay thế kim loại ở nước ngoài, đặc biệt là ở Myanmar, Australia, Mỹ, Burundi, Greenland và Madagascar.
Công ty Greenland Minerals (GME) của Australia đă hợp tác với các đối tác Trung Quốc từ năm 2012 để phát triển mỏ Kuannersuit (Kvanefjeld) trên đảo Bắc Đại Tây Dương. Theo nghiên cứu của ODI, nhà đầu tư lớn nhất của GME là tập đoàn khổng lồ đất hiếm Shenghe Resources của Trung Quốc, có quan hệ chặt chẽ với Chinalco, một trong 6 công ty nhà nước kiểm soát hạn ngạch sản xuất đất hiếm của Trung Quốc.
Tại Burundi, một trong những mỏ đất hiếm sản lượng lớn nhất thế giới, dự án Đất hiếm Gakara xuất khẩu toàn bộ sản lượng sang Trung Quốc. ODI cảnh báo gián đoạn nguồn cung sẽ vẫn là mối quan tâm lâu dài, trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Myanmar và sự tập trung sản xuất xung quanh các khu vực xung đột ở bang Kachin gần biên giới Trung Quốc.
Cơn ác mộng khiến Mỹ và EU "tỉnh giấc"
Nhưng cơn ác mộng của chuỗi cung ứng hậu cần do việc đóng cửa các cảng và biên giới ở nhiều quốc gia hồi năm ngoái do đại dịch đă khiến Mỹ và EU phải xem xét lại các kim loại quan trọng cũng như các ngành khác như dược phẩm.
Theo một nghiên cứu mới nhất, việc Mỹ và Liên minh Châu Âu thúc đẩy việc giảm phụ thuộc vào các đất hiếm từ Trung Quốc có thể làm gia tăng một cuộc cạnh tranh toàn cầu để tiếp cận các nguồn tài nguyên này. .
Theo Washington và Brussels, bất kỳ sự gián đoạn nào nữa đối với chuỗi cung ứng của các nước cho các sản phẩm này sẽ ảnh hưởng đến các ngành then chốt trong nền kinh tế. Mỹ cho biết gần đây họ sẽ xây dựng lại chuỗi cung ứng kim loại hiếm để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các kim loại quan trọng và khoáng sản đất hiếm nhằm cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp hàng không, quân sự và xe hơi. Mỏ Mountain Pass ở bang California đă được mở cửa trở lại để tái sản xuất đất hiếm.
Jane Nakano, thành viên cấp cao trong Chương tŕnh An ninh Năng lượng và Biến đổi Khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết trong một nghiên cứu hồi tháng 3, Mỹ là nước lo lắng nhất về sự phụ thuộc nhập khẩu có thể lợi dụng trên khía cạnh địa chính trị, trong khi EU và Nhật Bản chủ yếu lo ngại về những tác động gián đoạn của nguồn cung đối với khả năng cạnh tranh cho các ngành nội địa.
"Những nỗ lực gần đây nhằm tăng cường các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng gồm sự tăng cường năng lực trung nguồn của Mỹ, sự hỗ trợ có sự điều phối của EU cho lĩnh vực sản xuất pin và hiện đại hóa kho dự trữ và phát triển tài nguyên ở nước ngoài của Nhật Bản", bà Nakano nói.
Báo cáo cũng đề cập đến các lo ngại về khía cạnh hủy hoại môi trường của hoạt động khai thác kim loại. "Báo cáo này ghi nhận chi phí quá lớn của việc làm sạch các khu vực bị ô nhiễm của một số trung tâm khai thác nguyên tố đất hiếm của Trung Quốc. Điều này đặt ra một bài toán hóc búa cho các nước đang phát triển trong việc cân nhắc các cơ hội kinh tế và những hệ quả cho môi trường từ việc khai thác nguyên tố đất hiếm" bà Nadin - Giám đốc phụ trách rủi ro toàn cầu và khả năng phục hồi của ODI nói.
Sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng tại Trung Quốc cùng với t́nh trạng ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng đang làm suy giảm những lợi ích tổng thể của ngành đối với các trung tâm khai khoáng" các nhà nghiên cứu của ODI cho biết, khi trích dẫn tổng chi phí làm sạch môi trường chính thức ước tính lên tới 5,5 USD tỷ ở tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc.
VietBF @ Sưu tầm