Một giả thuyết về việc Covid-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra - người phát ngôn của cơ quan Y tế Trung Quốc nói.
Mới đây, sau khi thông tin từ Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng không loại trừ khả năng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi Trung Quốc "minh bạch" hơn trong cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, gây ra số ca nhiễm và tử vong nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại vì một đại dịch, đồng thời ông cho rằng Bắc Kinh đã không hợp tác điều tra truy xuất nguồn gốc một cách đầy đủ và thiện chí.
Do vậy mà nguồn gốc của Covid-19 cho đến nay vẫn chưa được xác định. Những cuộc tranh luận liên tiếp nổ ra, có hai giả thuyết chính về nguồn gốc Covid-19 : virus xuất hiện do tiếp xúc với động vật tại một khu chợ hải sản, động vật tươi sống ở Vũ Hán hoặc hai là rò rỉ từ phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Ngay lập tức sau khi nghe lời kêu gọi này từ WHO, Trung Quốc lên tiếng phản hồi.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vẫn tiếp tục lên tiếng bác bỏ giả thuyết về "virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm" và cho rằng điều này là cực kỳ khó xảy ra.
Trước mối quan tâm của giới truyền thông nước ngoài gần đây về việc liệu loại virus gây ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu có thể đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm ra ngoài hay không, ông Mễ Phong (Mi Feng), phó giám đốc kiêm người phát ngôn của Cục Truyền thông thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc, đã ở Bắc Kinh vào ngày 11/6 cho biết rằng giả thuyết này là cực kỳ khó xảy ra.
Theo đó Cơ quan phối hợp phòng chống Covid-19 của Quốc vụ viện Trung Quốc cùng ngày tổ chức họp báo giới thiệu về tình hình phòng, chống dịch và kế hoạch tiêm chủng.
Ông Phong phát biểu ý kiến công khai rằng Trung Quốc luôn ủng hộ các nhà khoa học trong việc truy xuất nguồn gốc toàn cầu của Covid-19 và đã đi đầu trong việc hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới để thực hiện nghiên cứu truy xuất nguồn gốc chung.
Nhóm chuyên gia liên kết gồm Trung Quốc-WHO về Truy xuất nguồn gốc của Covid-19 bao gồm các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Họ cùng nhau xây dựng kế hoạch làm việc, thực hiện nghiên cứu khoa học, viết báo cáo nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu.
Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2021, nhóm chuyên gia chung giữa các bên này đã tiến hành nghiên cứu tại Vũ Hán, và tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 2 để công bố các kết luận và phát hiện chính của nghiên cứu.
Tiếp theo đó, ngày 30/3, nhóm chuyên gia nước ngoài tổ chức họp báo, và ngày 31/3, nhóm chuyên gia Trung Quốc cũng họp báo công bố kết luận của báo cáo truy xuất nguồn gốc Covid-19.
Ông Phong nhấn mạnh, việc truy xuất nguồn gốc của Covid-19 là một vấn đề khoa học, các công việc liên quan cần được thực hiện bởi các nhà khoa học toàn cầu, đồng thời việc truy xuất nguồn gốc cũng là một nhiệm vụ toàn cầu.
Trung Quốc kêu gọi các bên thực hiện hợp tác truy xuất nguồn gốc với WHO với thái độ cởi mở và minh bạch.
Bản dịch sang tiếng Anh của của báo cáo nghiên cứu chung từ các nhà khoa học Trung Quốc đã được công bố trên trang web chính thức của WHO.
Đồng thời bản tiếng Trung của báo cáo này cũng đăng tải trên trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
"Kết luận của nhóm chuyên gia Trung Quốc trong Báo cáo nghiên cứu truy xuất nguồn gốc rất rõ ràng. Một giả thuyết về việc Covid-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra" - ông Phong nói.
Hiện tại, việc truy xuất nguồn gốc Covid-19 luôn là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển. Bởi hơn ai hết, chúng ta đều muốn biết rốt cuộc chúng từ đâu ra để có thể đối phó một cách đúng đắn nhất.
VietBF @ Sưu tầm