Dịch COVID, tuy không được du lịch biển như mọi năm nhưng nhiều gia đ́nh vẫn đặt mua các loại hải sản để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người “mất vui” khi không may ăn hải sản bị ngộ độc.Dịp nghỉ hè, tuy không được du lịch biển như mọi năm nhưng nhiều gia đ́nh vẫn đặt mua các loại hải sản để bổ sung dinh dưỡng cho các con mùa thi. Hơn nữa mùa hè nóng nực việc ăn hải sản làm cho con người có cảm giác thanh mát lại không bị lên cân. Tuy nhiên ăn hải sản có thể gặp nguy cơ ngộ độc. Vậy phải làm ǵ để pḥng ngừa chuyện này?
Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ
Chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc, đó là chúng ta nên ăn những loại hải sản mà ḿnh vẫn thường ăn. Cần thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ, ít khi được ăn. Mặc dù, khám phá ăn món mới lạ là sở thích của nhiều người, nhưng v́ lư do an toàn, bạn nên cân nhắc khi ăn thử. Bởi lẽ, các loại hải sản này ít được ăn và ít biết là có thể gây ngộ độc, hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không.
Bên cạnh đó, một số loại hải sản luôn luôn có chất độc và thỉnh thoảng chúng gây ra những vụ ngộ độc mà các phương tiện thông tin đại chúng đă đưa như cá nóc, bạch tuộc ṿng xanh, sam biển, sao biển,…
Chỉ nên ăn thức ăn được chế biến từ hải sản tươi sống
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein) khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường rất nhanh chóng bịcác vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. V́ vậy, không nên ăn các thức ăn hải sản đă chế biến từ lâu. Chỉ nên ăn các hải sản tươi và được nấu chín.Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở,…).
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản c̣n tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm th́ bạn chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng.
Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi c̣n sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng. Một điều mà nhiều người dễ bỏ qua là quan hăy quan tâm đến các thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường ở vùng biển nguồn gốc của thực phẩm.
Những vấn đề về ô nhiễm môi trường do hóa chất, hiện tượng “thủy triều đỏ”. Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường.
Một số loại tảo có chứa chất độc và thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. V́ vậy, không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như trai, ṣ, ngao,….Có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau nên biểu hiện ngộ độc hải sản cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, ỉa chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong.
Các ngộ độc sẽ nguy hiểm nếu bạn có các biểu hiện thần kinh, tim mạch, hô hấp hoặc khi các biểu hiện ngộ độc kéo dài không đỡ. Khi có biểu hiện ngộ độc cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và thải độc kịp thời.
|