Đợt nắng nóng đang diễn ra trên cả nước được dự báo sẽ kéo dài, ít nhất cho tới ngày 4/6. Nền nhiệt trên cả nước đều cao, có nơi trên 39 độ C. Khi phải ở ngoài trời nắng lâu, nhất là phải làm công việc nặng th́ rất dễ dẫn tới những tác động xấu cho sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), cơ thể con người có cơ chế điều ḥa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá tŕnh hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết để giữ thân nhiệt như thở nhanh, dăn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá tŕnh sinh nhiệt trong cơ thể...
Đáng lưu ư, khi ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế trên sẽ không c̣n hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như năo, tim, phổi, thận. Đặc biệt, khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.
PGS Chi đưa ra khuyến cáo với một số nhóm đối tượng cần hết sức cẩn trọng. Đó là những người bắt buộc phải làm việc kéo dài ở ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, như nông dân làm việc trên cánh đồng, công nhân ḷ cao, người tham gia giao thông đi xe đạp, xe máy trên đường trong thời gian dài, công nhân xây dựng… Cùng đó là những người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh lư hô hấp mạn tính... khi nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ bất ổn các bệnh lư người bệnh đang mắc có thể dẫn tới những biến chứng không thể lường trước được.
Với trẻ em chưa có ư thức về thời tiết nên thường mải vui chơi kéo dài trong thời tiết nắng nóng, sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt, say nắng. Người già, sức chịu đựng kém, mang nhiều nguy cơ bệnh tật, phản xạ khát kém nên dễ bị thiếu nước...
Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân. Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống. Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch, có thể cho dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân.
Để phóng tránh sốc nhiệt, đột quỵ do thời tiết nắng nóng, PGS Chi khuyến cáo: Trong những ngày nắng nóng, cố gắng tránh thời điểm từ 11h trưa đến 15h chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. Mới ở nơi nắng nóng nhiệt độ cao vào nhà không nên tắm ngay bằng nước lạnh, nên nghỉ ngơi để cơ thể hạ nhiệt độ, uống bù lại nước, để ráo mồ hôi. Sau khi tắm xong cũng không nên vào ngay pḥng điều ḥa để nhiệt độ quá thấp.
“Chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ của điều ḥa ở khoảng 27 độ C những ngày quá nóng nên để nhiệt độ chênh lệch với môi trường bên ngoài tối đa là 10 độ C” - PGS.TS Nguyễn Văn Chi nói.
|
|