Thượng đỉnh Biden - Putin vẫn trong giai đoạn đàm phán tổ chức, nhưng nhiều nhà quan sát ở cả hai phía không kỳ vọng một kết quả đột phá.
Mỹ và Nga đang tiếp tục đàm phán về chi tiết hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin, với mục tiêu tổ chức vào tháng 6 tới tại một quốc gia trung lập, sau chuyến thăm công du nước ngoài đầu tiên của Biden tại Anh và Brussels. Tổng thống Mỹ sẽ tham dự hội nghị của nhóm G7 tại Anh từ ngày 11-13/6, sau đó tới Brussels để tham dự hội đàm với Liên minh châu Âu và hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 14/6.
Nhà Trắng ngày 25/5 cho biết cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Biden và Putin sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6.
Tuy nhiên, cả Washington và Moskva dường như đều hạ thấp kỳ vọng về những kết quả đột phá trong cuộc gặp giữa Biden và Putin, hai lănh đạo không có nhiều khả năng sẽ nhượng bộ trong những bất đồng tồn tại giữa hai nước.
Nhà Trắng tránh mô tả Tổng thống Biden như đang t́m cách "tái thiết lập" mối quan hệ với Putin, cũng như quan chức Mỹ coi cuộc gặp là cơ hội để cân bằng lại mối quan hệ sau 4 năm nhiệm kỳ của Trump, người thường ca ngợi Putin.
"Quan điểm của chúng tôi không phải là tái thiết lập quan hệ. Đây chỉ là một nỗ lực để khiến quan hệ dễ đoán định hơn, hợp tác với nhau ở lĩnh vực có chung chí hướng, cũng như bày tỏ quan điểm ở các vấn đề mâu thuẫn", một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói. "Tái thiết lập mang hàm ư như đây là mối quan hệ chiến lược quan trọng duy nhất của tổng thống. Và tôi không nghĩ đó là là thông điệp chúng tôi đang muốn gửi đi".
Về phía Điện Kremlin, quan chức Nga xem đây là cơ hội quan trọng để nghe trao đổi trực tiếp từ Biden, sau khi một nguồn tin thân cận với chính phủ nước này cho biết có những thông điệp trái chiều từ chính quyền mới của Mỹ.
"Điều tốt nhất chúng tôi có thể hy vọng là duy tŕ hiện trạng mối quan hệ và mọi thứ không trở nên tồi tệ hơn", nguồn tin cho hay.
Dù nền kinh tế Nga chỉ có quy mô bằng 1/10 tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, đồng thời cũng theo sau Mỹ về tầm ảnh hưởng quốc tế, thương mại và liên minh, Moskva, đối thủ trong Chiến tranh Lạnh cũ, vẫn tiếp tục được xem là một đe dọa lớn đối với Washington.
Biden muốn Putin ngừng gây ảnh hưởng tới bầu cử Mỹ, ngừng các cuộc tấn công mạng Mỹ hay ngừng gây căng thẳng với Ukraine và thả Alexei Navalny, một lănh đạo đối lập thường chỉ trích Kremlin.
Trong khi đó, Putin xem việc Mỹ gây áp lực để thả Navalny và ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ ở Nga, Belarus giống như can thiệp vào công việc nội bộ của Moskva. Nếu Mỹ thuyết phục thành công châu Âu từ bỏ đường ống vận chuyển năng lượng từ Nga Nord Stream 2, Moskva sẽ xem đây như cuộc tấn công vào ngành công nghiệp năng lượng của nước này.
Moskva cũng tỏ ra không hài ḷng với hàng loạt biện pháp trừng phạt của Washington nhắm vào các thực thể và cá nhân Nga, cũng như những động thái của Mỹ liên quan tới t́nh h́nh Ukraine.
"Nó giống như một cuộc đối đầu có kiểm soát. Mục tiêu chỉ là ổn định, chứ không t́m kiếm một số cải thiện đáng kinh ngạc trong mối quan hệ này. Đây chỉ là một nỗ lực để hạ nhiệt căng thẳng. Tôi nghĩ rằng điều này có thể đạt được nếu họ cẩn trọng và thực tế", Fiona Hill, một chuyên gia về Nga từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng dưới thời Trump, nói.
Biden là tổng thống Mỹ thứ 5 mà Putin phải đối phó, kể từ khi luân phiên nắm quyền tổng thống và thủ tướng Nga từ năm 1999. Cựu sĩ quan cơ quan mật vụ Nga KGB đă chứng tỏ ông là một đối thủ đáng gờm qua nhiều năm.
"Tất nhiên, Putin quan tâm đến hội nghị thượng đỉnh v́ đó mang theo lợi ích của ông ấy. Nhưng phía Nga sẽ mang theo h́nh ảnh các quân nhân nhiều hơn các nhà ngoại giao, v́ điều đó phản ánh mối quan hệ hiện tại của chúng tôi", một nguồn tin thân cận với chính phủ Nga nói.
Biden từ lâu đă không kỳ vọng Putin trở thành đồng minh. Khi c̣n giữ chức phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Biden năm 2014 kể lại trong cuộc gặp với Putin cách đó ba năm, ông đă nh́n vào mắt lănh đạo Nga và nói "tôi không nghĩ ông có linh hồn".
"Joe Biden là người thẳng thắn. Không giống như cựu tổng thống Trump, Joe Biden không ngưỡng mộ những người ép buộc người khác. Ông chỉ xem những người đó là kẻ bắt nạt. Đó sẽ là một khác biệt lớn đối với Putin và Moskva", Jay Carney, cựu trợ lư lâu năm của Biden, nói.
Với Biden, cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là cơ hội đầu tiên để ghi dấu ấn cá nhân vào mối quan hệ này và định h́nh nó để phù hợp với phong cách thẳng thắn của chính ḿnh.
Giới chức Mỹ nhận định biến đổi khí hậu và kiểm soát vũ khó là hai lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Putin đă tham sự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu do Biden tổ chức vào tháng trước và hai lănh đạo cũng nhanh chóng gia hạn hiệp ước vũ khí hạt nhân New START sau khi ông chủ Nhà Trắng nhậm chức.
Vụ tấn công mạng tuần trước nữa vào nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ Colonial Pipeline do nhóm tin tặc DarkSide, được cho là có trụ sở tại Nga, thực hiện có thể sẽ là một trong các chủ đề thảo luận giữa hai lănh đạo trong cuộc gặp tới.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho hay Biden đă đưa ra ư tưởng về hội nghị thượng đỉnh trong một cuộc họp với các trợ lư an ninh quốc gia hồi giữa tháng 4, khi nói rằng cuộc thảo luận trực tiếp sẽ mang lại lợi ích cho Washington. Quan chức này thêm rằng Biden và nhóm kỳ vọng về một mối quan hệ đa chiều với Nga.
"Tôi nghĩ chúng tôi đang bước vào giai đoạn quan hệ Mỹ - Nga mới với rất nhiều kỳ vọng thực tế", quan chức này nói.
Tuy nhiên, ngoài để hai bên thảo luận trực tiếp cùng nhau, giới quan sát cho rằng hiện tại chưa thể đoán định điều Biden thực sự kỳ vọng sau cuộc gặp với Putin là ǵ.
"Rất khó để có thể giải thích kết quả thực sự của một hội nghị thượng đỉnh sẽ là ǵ", một cựu quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ. "Nh́n chung, các cuộc gặp cấp lănh đạo thường có mục tiêu được định sẵn. Chỉ là chưa rơ họ đă từng nói về mục tiêu này hay chưa".
|