Giới đầu tư quay trở lại với thị trường kim loại quý ngày càng nhiều khiến giá vàng dồn dập tăng, các ngân hàng mua hơn 95 tấn trong 3 tháng.
Ngày 27/5, giá vàng SJC tại Hà Nội được chốt phiên ở 56,1 - 56,48 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng mỗi chiều 50.000 đồng và 70.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên.
Tại TPHCM, giá vàng SJC chốt phiên ở mức 56,14 - 56,54 triệu đồng/lượng, tăng mỗi chiều 140.000 đồng.
Trên thế giới, lúc gần 7h sáng nay 28/5 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com tăng 2 USD, giao dịch ở mức 1.898 USD/ounce.
Giá vàng trong nước đang có xu hướng tăng cùng giá thế giới (Ảnh minh họa).
Giá vàng tăng trở lại bất chấp đồng USD hồi phục và thị trường tiền kỹ thuật số hỗn loạn. Lo ngại lạm phát tăng cao được xem là nguyên nhân khiến giá vàng thế giới bước vào một đợt tăng mới. Giá nhiều loại hàng hóa đầu vào cho sản xuất liên tục lập đỉnh cao.
Chủ tịch chi nhánh Fed tại St. Louis James Bullard chia sẻ trên Kitco cho hay, lạm phát của nước Mỹ sẽ trên mức 2%. Tuy nhiên, ông ủng hộ quan điểm chính sách sẽ được duy trì trong một thời gian.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện giữ quan điểm duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục để đảm bảo nền kinh tế phục hồi vững chắc.
Chiến lược gia hàng hóa cấp cao của Bloomberg Intelligence dự đoán những động lực mới có thể đẩy giá vàng lên mức 2.000 USD/ounce.
Theo nhóm phân tích từ Commerzbank, các ngân hàng trung ương đang quan tâm nhiều hơn đến vàng sau khởi đầu năm tương đối ảm đạm. Đây có thể là một hỗ trợ thiết yếu cho giá vàng.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, các ngân hàng trung ương đã mua 95,5 tấn vàng từ tháng 1 đến tháng 3, tuy nhiên vẫn giảm 23% so với lượng mua được thực hiện trong quý đầu tiên của năm 2020.
Tuy nhiên, bộ phận giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước khả năng giá vàng sẽ chịu áp lực đi xuống do sóng chốt lời xuất hiện sau mỗi đợt giá vàng tăng nóng.
VietBF@sưu tập