Giới tài phiệt Hong Kong yếu thế trước các tỷ phú mới ở Trung Quốc. Nhớ lại hồi tháng 10/2013, tỷ phú Jack Ma từng tuyên bố: "Thời đại này không c̣n thuộc về Lư Gia Thành". Vào thời điểm đó đại gia bất động sản họ Lư là người giàu nhất Hong Kong.
Theo Bloomberg, lời thách thức của Jack Ma - được đưa ra sau khi Alibaba hủy bỏ kế hoạch niêm yết ở Hong Kong - gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. Nhưng đến nay, có lẽ ai cũng phải thừa nhận nhà sáng lập Alibaba đă đúng.
Trong vài năm qua, các tỷ phú công nghệ từ Trung Quốc đại lục ngày càng củng cố vị thế và tầm ảnh hưởng.
Trong khi đó, các nhà tài phiệt truyền thống ở Hong Kong - làm giàu trong các lĩnh vực bất động sản, cảng biển, cơ sở hạ tầng, viễn thông, hàng không và bán lẻ - không giữ được hào quang và phong độ cũ.
Theo Bloomberg Billionaires Index, tổng tài sản của 10 người giàu nhất Trung Quốc tăng gấp ba lần so với năm 2016, lên 425 tỷ USD so với năm 2016. Trong khi đó, tổng tài sản của 10 người giàu nhất Hong Kong chỉ tăng gấp đôi, lên 218 tỷ USD.
Tỷ phú bất động sản Lư Gia Thành từng là người giàu nhất châu Á. Hiện, ông Lư đứng thứ 13 trong danh sách những người giàu nhất châu Á với khối tài sản xấp xỉ 32,8 tỷ USD, thấp hơn Jack Ma vài bậc. Nhà sáng lập Alibaba có trong tay 48,6 tỷ USD.
Tài sản những tỷ phú top đầu Trung Quốc tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Bloomberg.
Khi Hong Kong giữ vai tṛ cửa ngơ đi vào Trung Quốc đại lục, tỷ phú Lư Gia Thành và các nhà tài phiệt Hong Kong được chính quyền Trung Quốc ưu ái nhờ kinh nghiệm sâu dày và khả năng tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Nhưng giờ tầm ảnh hưởng của họ suy yếu, ngành kinh doanh của họ bị các nhà đầu tư cho là lỗi thời.
Vai tṛ trung tâm tài chính châu Á của Hong Kong cũng đang lung lay v́ bất ổn chính trị. Hậu quả dễ thấy nhất là định giá của các tập đoàn lớn nhất Hong Long - gồm CK Hutchison, New World Development, Henderson Land Development, Sun Hung Kai Properties và Wharf Holdings - sụt giảm rơ rệt.
Theo thống kê của Bloomberg, định giá của các tập đoàn này chỉ cao hơn giá trị sổ sách 0,5 lần. Trong khi đó, định giá của các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc cao gấp 10 lần giá trị sổ sách.
"Những mảng kinh doanh chính của các công ty lớn tại Hong Kong không có nhiều dư địa tăng trưởng. Trong khi đó, nhà đầu tư thường thích tập trung vào tăng trưởng hơn là giá trị hiện tại của một công ty", Bloomberg dẫn lời ông Andy Wong, nhà sáng lập haxg LW Asset Management, b́nh luận. Ông cho biết các lĩnh vực công nghệ hiện rất hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19.
Doanh nhân Lư Gia Thành, tỷ phú giàu nhất Hong Kong. Ảnh: Getty.
Công ty của các tỷ phú ở Trung Quốc đại lục tận dụng công nghệ để cung cấp hàng loạt dịch vụ tiêu dùng, qua đó tạo ra khối tài sản lớn. Họ cũng hưởng lợi từ sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế trị giá 14.300 tỷ USD. Trung Quốc là nền kinh tế lớn hiếm hoi tăng trưởng dương hồi năm ngoái, trong khi nền kinh tế Hong Kong liên tiếp suy thoái trong năm 2019 và 2020.
Hầu hết tỷ phú giàu nhất Trung Quốc hiện nay đều xuất thân từ ngành công nghệ, trong đó có ông chủ Tencent Mă Hóa Đằng, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming hay CEO NetEase William Ding.
Người giàu nhất Trung Quốc hiện nay là doanh nhân Zhong Shanshan, nhà sản lập hăng đồ uống Nongfu Spring. Ông cũng là tỷ phú hiếm hoi của Trung Quốc không xuất thân từ lĩnh vực công nghệ. Theo Bloomberg, ông Zhong sở hữu khối tài sản khoảng 69 tỷ USD, nhiều gấp hai lần tài sản của ông Lư Gia Thành.
Nhà phân tích Richard Harris, người sáng lập hăng Port Shelter Investment Management, cho biết công thức thành công của các tỷ phú Trung Quốc là làm giàu từ bất động sản rồi đa dạng hóa đầu tư trong các lĩnh vực như hạ tầng, bán lẻ, cảng biển...
Tuy nhiên, họ không thể áp dụng công thức này để mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc đại lục v́ thị trường này đ̣i hỏi nguồn vốn lớn, mức độ cạnh tranh gay gắt và các quy định pháp luật cũng có sự khác biệt.
"Nhiều nhà tài phiệt Hong Kong hài ḷng với việc họ không mất những ǵ đă có", chuyên gia Harris nhận định.
VietBF@ sưu tập