Bơm hơn 10 tỷ USD vào một quốc gia và sau đó bị chính quốc gia ấy "hất cẳng"? Đây có thể sẽ là những ǵ sắp xảy ra với Trung Quốc.
Thái độ rắn của Congo
Cộng ḥa Dân chủ Congo (DRC) kiểm soát hơn 60% tổng trữ lượng quặng coban của thế giới. Do là một quốc gia giàu khoáng sản, Congo trở thành điểm đến béo bở cho các doanh nghiệp Trung Quốc có liên kết với nhà nước.
Trong một bài viết mới đây, nhà báo Sanbeer Singh Ranhotra của TFI cho rằng, Trung Quốc đang lợi dụng bộ máy quan liêu tham nhũng của quốc gia Trung Phi này để khai thác nguồn tài nguyên của họ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải đối mặt với viễn cảnh bị "hất cẳng" ra khỏi Congo một cách phũ phàng sau những tuyên bố gần đây của Tổng thống Congo Felix Tshisekedi.
Theo tờ SCMP (Hồng Kông), trước khi nhậm chức, Tổng thống Felix Tshisekedi đă cam kết sẽ xem xét lại tất cả các thương vụ mà trước đó được đàm phán giữa DRC với các công ty khai thác nước ngoài.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1796341&stc=1&d=1621834636)
Mỏ khai thác Katanga ở Congo. Ảnh: Bloomberg
Nhà báo Ranhotra cho rằng, việc xem xét lại các giao dịch như vậy có thể khiến các hoạt động của Trung Quốc ở Congo gặp nguy hiểm.
Trung Quốc được cho là đă mua chuộc giới lănh đạo chính trị Congo và lợi dụng bộ máy quan liêu của nước sở tại để mở rộng dấu ấn của ḿnh. Song giờ đây, quốc gia châu Phi này dường như sắp đánh bật tay chân của Trung Quốc ra khỏi biên giới.
Tổng thống Felix Tshisekedi cho biết ông muốn thương lượng lại các hợp đồng bị sai lệch với những công ty khai thác mỏ đă từ chối chia sẻ lợi ích công bằng cho người dân Congo từ việc bán khoáng sản của nước họ. Một phần đáng kể dân số Congo đang tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói.
Theo báo cáo của SCMP, trong chuyến thăm tuần trước đến thị trấn khai thác Kolwezi ở tỉnh Katanga – nơi tập trung 40 công ty có hoạt động khai thác th́ có tới 30 công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc, ông Tshisekedi nói với công chúng rằng đă đến lúc khôi phục lại thế cân bằng.
"Tôi rất khắt khe với các nhà đầu tư này – những người đến làm giàu cho bản thân họ. Họ đến đây với những chiếc túi rỗng và khi ra về th́ thành tỷ phú" – Ông Tshisekedi cũng tiết lộ rằng bất cứ khoản lợi nhuận nhỏ nhỏi nào mà Congo nhận được từ các thỏa thuận không được đàm phán thỏa đáng với các công ty khai thác nước ngoài đều rơi vào túi của quan chức tham nhũng.
Tín hiệu xấu cho Trung Quốc
Theo nhà báo Ranhotra, tuyên bố cứng rắn trên của ông Tshisekedi là một dấu hiệu cho thấy một loạt các thỏa thuận được kư kết giữa chính quyền Tổng thống đời trước của Congo và các công ty khai thác của Trung Quốc có khả năng sẽ bị Tổng thống Tshisekedi vô hiệu hóa.
Việc này sẽ khiến ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đảo lộn v́ coban là một thành phần thiết yếu trong loại pin được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe điện.
Trung Quốc hy vọng sẽ sớm trở thành nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc bị hất khỏi một quốc gia đang kiểm soát hơn 60% trữ lượng quặng coban của thế giới sẽ khiến mục đích của Bắc Kinh khó ḷng đạt được. Nó không chỉ gây nguy hiểm cho giấc mơ bá chủ xe điện của Trung Quốc, mà có thể c̣n tàn phá nặng nề ngành công nghiệp điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng của nước này.
Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu quặng coban lớn nhất trên thế giới, với lượng mua rơi vào khoảng 95.000 tấn mỗi năm. Kể từ năm 2021, Bắc Kinh đă bơm hơn 10 tỷ USD vào Congo. Những con số khổng lồ này cho thấy Trung Quốc đang cần loại quặng này tới mức nào.
Trong bối cảnh các khoản nợ và đầu tư của Trung Quốc ở lục địa châu Phi không gặp thuận lợi, tham vọng chiếm lĩnh lục địa này của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo một báo cáo của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc-Châu Phi (CARI) tại Đại học Johns Hopkins, các khoản cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi đă giảm gần 30% trong năm 2019.
Tại châu Phi, xu hướng chống Trung Quốc đă gia tăng trong một thời gian khá dài. Người dân lục địa này lo ngại "con rồng giấy" sẽ "nuốt chửng" một lượng lớn việc làm ở các nước sở tại.
Trung Quốc đang dần nhận ra rằng cuộc thám hiểm đầy tham vọng nhằm chiếm lĩnh lục địa châu Phi đang dần biến thành một cơn ác mộng kinh hoàng đối với Bắc Kinh.
Bơm hơn 10 tỷ USD vào một quốc gia và sau đó bị chính quốc gia đó "hất cẳng"? Đó có thể sẽ là những ǵ sắp xảy ra với Trung Quốc ở Congo, nhà báo Ranhotra kết luận.
VietBF @ Sưu tầm