Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden sẽ tạo ra vô khối việc làm như mong muốn, nhưng việc làm sẽ không tạo ra đáng kể ở Mỹ mà sẽ tạo ra đáng kể cho đối thủ hàng đầu của Mỹ: Trung Quốc. Tại sao?
Nhà trắng đặt tên cho Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD là Kế hoạch việc làm Mỹ. "Đây là khoản đầu tư việc làm lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai", Tổng thống Joe Biden cho biết vào ngày 31 tháng 3 tại Pittsburgh, khi ông công bố chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của mình. "Nó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm, những công việc được trả lương cao."
Ông Biden đã đúng về việc tạo ra hàng triệu việc làm, những công việc trả lương cao. Chỉ là những công việc ấy không tạo ra cho người Mỹ, trên đất Mỹ mà là cho Trung Quốc, nền kinh tế đang khát việc làm và dư cung khủng khiếp tại các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu phục vụ phát triển hạ tầng.
Không quá lời khi nhận định rằng đây chính là món quà "khủng" nhất của ông Biden dành tặng Bắc Kinh. Bắc Kinh hẳn đang vui mừng chờ đợi. Vì sao?
Tác giả cuốn sách "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc", ông Gordon H. Chang, đưa ra 3 lý do kinh tế thuyết phục trên trang Gatestone, đó là: (i) Bắc Kinh đứng dầu thế giới về sản xuất các nguyên vật liệu đầu vào mà chương trình nghị sự 2,3 nghìn tỷ của ông Biden cần; (ii) Doanh nghiệp của Mỹ sẽ kiệt quệ và dòng tiền rời bỏ Mỹ đầu tư vào các nền kinh tế khác, như Trung Quốc, bởi cải cách tăng thuế của ông Biden; (iii) Chính sách "kinh tế xanh" của ông Biden đánh bại ngành năng lượng, ngành mà Mỹ đang đứng ở vị trí số 1 của thế giới. Vấn đề ở chỗ, trong một nền kinh tế tự do, chứ không phải kinh tế kế hoạch, nền kinh tế sẽ xanh hơn. Chính quyền của ông Trump đã chứng minh thuyết phục luận cứ này.
Lý do thứ nhất: Bắc Kinh, chứ không phải bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, mới là nơi sản xuất và cung cấp lớn nhất toàn cầu về nguyên vật liệu phục đầu vào phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Giá của họ rất rẻ và Bắc Kinh đang bị dư cung trầm trọng, người lao động thiếu việc làm và sẽ biểu tình vì không có việc làm. Đó cũng là lý do khiến Bắc Kinh không thể ngừng xây dựng hạ tầng. Giờ đây, ông Biden không chỉ học tập công thức tăng trưởng này, ông ấy còn dành toàn bộ tiền thuế của người Mỹ làm hồi sinh lại ngành công nghiệp đang dư thừa, teo tóp của Bắc Kinh.
Chúng ta hãy thử kiểm định lại một vài con số:
Thép: Trung Quốc chiếm 56,5% sản lượng toàn cầu và đang dư cung trầm trọng. Năm 2020, một năm suy giảm kinh tế trên toàn cầu trong khi thép của Trung Quốc đang đối mặt với thuế trừng phạt thương mại cao ngất ngưởng, Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng sản lượng thép cao nhất thế giới (5,2%), sau Thổ Nhĩ Kỳ (6%) và Iran (13%). Nhưng quy mô sản lượng của hai quốc gia này quá nhỏ, thực tế phần sản lượng cả năm 2020 của hai quốc gia này gộp này cũng chỉ tương đương với phần sản lượng thép tăng thêm của Trung Quốc năm 2020 mà thôi.
Xi măng: Cũng giống hệt như ngành thép, sản lượng sản xuất xi-măng của Trung Quốc chiếm tới 50,3% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng xi- măng của Trung Quốc cũng tăng thêm 1,6%.
PVC: Trung Quốc cũng lại là nhà sản xuất hàng dầu PVC, chiếm tới 43% sản lượng toàn cầu. Mỹ cần một lượng đường ống PVC khổng lồ thay thế cho đường ống cũ theo kế hoạch của ông Biden trong gói 2,3 nghìn tỷ USD.
Sản lượng thép, xi-măng của Trung Quốc chiếm 56.5% và 50,3% sản lượng thép, xi-măng toàn cầu, việc làm và GDP nhờ ngành sản xuất thép, xi-măng của Trung Quốc đang chờ đợi Kế hoạch việc làm Mỹ 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden (nguồn worldsteel.org và Statista)
Ông Biden, tại Carpenters Pittsburgh Trung tâm Đào tạo, đã đưa ra kế hoạch dành 621 tỷ USD để hiện đại hóa 20.000 dặm của đường bộ, sửa chữa 10 cây cầu quan trọng nhất với nền kinh tế Mỹ và 10.000 "cầu nhỏ hơn" và "nâng cấp" các cảng và sân bay.
Những nhiệm vụ đó và những nhiệm vụ khác đòi hỏi xi măng và thép, vốn được đang thống trị bởi Trung Quốc trên toàn cầu. Như đề cập ở trên, năm 2020, Trung Quốc sản xuất 56,5% lượng thép thô của thế giới . Trong khi sản xuất thép của Mỹ chiếm 3,9%. Trong khi sản lượng toàn cầu giảm 0,9% vào năm 2020, thì sản lượng của Trung Quốc về thép tăng 5,6%, sản lượng của Mỹ giảm mạnh 17,2% khi các nhà máy đóng cửa.
Năm 2020, Mỹ sản xuất 90,0 triệu tấn xi măng. Trung Quốc sản xuất 2,2 tỷ tấn , hơn một nửa sản lượng của thế giới.
Ông Biden cũng đề xuất thay thế tất cả các đường ống dẫn ở Hoa Kỳ. Đường ống ngày nay được làm bằng polyvinyl clorua, PVC. Trung Quốc cũng tình cờ là nhà sản xuất số một thế giới về PVC trên toàn cầu, sản lượng PVC của Trung Quốc hiện chiếm 43% sản lượng PCV toàn cầu (theo Global Data).
Do đó, Kế hoạch Việc làm của Mỹ chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Một kế hoạch vì Trung Quốc, hơn là vì Mỹ, nơi có khả năng sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu thô cần thiết và có thể làm như vậy với giá thấp nhất.
Ông Gordon Chang, học giả nghiên cứu về Trung Quốc, tác giả cuốn sách 'Sự sụp đổ sắp tới của Trung quốc' nhận định rằng "đúng là kế hoạch "Mua hàng Mỹ" của Biden, được ban hành trong lệnh hành pháp ngày 25 tháng 1, đánh dấu một sự cải thiện đáng kể so với những nỗ lực của Tổng thống Trump trong lĩnh vực này, nhưng đơn đặt hàng mới tới đây cho doanh nghiệp Mỹ có lẽ sẽ không bao gồm phần lớn vật liệu cần thiết cho cơ sở hạ tầng mà ông Biden dự tính cho Kế hoạch Việc làm Mỹ".
Ông Jonathan Bass, một người ủng hộ các chính sách kinh tế tạo việc làm, chia sẻ với Viện Gatestone trong cuộc phỏng vấn gần đây rằng kế hoạch của ông Biden chỉ thực sự tạo việc làm nếu việc sản xuất vật liệu đầu vào cho xây dựng cơ sở hạ tầng được dịch chuyển về Mỹ. Những việc làm trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng này đúng là được trả lương cao hơn và việc làm của ngành này quay về Mỹ sẽ củng cố an ninh cho chuỗi cung ứng của Mỹ. Nếu tất cả những điều này không xảy ra trước khi Mỹ giải ngân gói 2,3 nghìn tỷ USD (nếu có), thì ông Bass nhận xét rằng Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden chỉ là "sự thương xót của ông Biden dành cho Đảng cộng sản Trung Quốc" mà thôi.
Vậy nếu người lao động Mỹ không được hưởng lợi bao nhiêu từ Kế hoạch việc làm Mỹ trị giá 2,3 nghìn tỷ USD này thì ai sẽ là người hưởng lợi? Ông Bass chỉ ra rằng đó chính là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn khác, lợi nhuận của họ sẽ tăng như "diều gặp gió" khi họ đứng ra nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phát triển hạ tầng Mỹ từ Trung Quốc, những mặt hàng mà Trung Quốc sẽ sản xuất cho ông Biden.
Trong một diễn biến khác, tỷ phú George Soros, thông qua Quỹ xã hội mở của mình, tuyên bố sẽ chi tới 100 triệu USD để đảm bảo rằng Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden sớm được thông qua.
Tỷ phú George Soros tuyên bố sẽ chi tới 100 triệu USD để đảm bảo rằng Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden sớm được thông qua. ”. (Getty)
Dĩ nhiên, Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden cũng nhắc tới điều này, với khoản đầu tư 50 tỷ USD để thành lập văn phòng mới tại Bộ Thương mại chuyên giám sát năng lực công nghiệp trong nước và tài trợ cho các khoản đầu tư để hỗ trợ sản xuất hàng hóa quan trọng. Có vẻ như một cơ chế xin - cho khá mơ hồ đang được gia tăng vận hành. Cơ chế như vậy hoàn toàn chỉ giám sát cái ngọn, mang tính xin - cho, vốn luôn gây ra các thất bại, méo mó và tham nhũng kinh tế trong dài hạn. Trong khi cái gốc của vấn đề là thuế cho doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (cũng là thuế đánh vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp thuế theo hình thức pass-through) thì lại bị đẩy lên cao ngất ngưởng để phục vụ cho các cơ chế xin- cho, chi tiêu khủng của các chính quyền cực lớn.
Lý do thứ hai, tăng thuế doanh nghiệp của Mỹ trong khi tiêu khủng để mua hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc, món quà lớn dành cho Trung Quốc của ông Biden
Kế hoạch chi tiêu cho hạ tầng 2,3 nghìn tỷ USD được đề xuất trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ chưa tự sản xuất nguyên liệu đầu vào phục vụ kế hoạch này, sẽ phải nhập đa số từ Trung Quốc, trong khi tân tổng thống một mực tăng thuế doanh nghiệp từ 21% lên tới 28%.
Như Tổng thống Trump từng tuyên bố: "Kế hoạch cấp tiến của Joe Biden nhằm thực hiện đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là một món quà lớn cho Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, Mỹ sẽ đưa hàng nghìn nhà máy, hàng triệu việc làm và hàng nghìn tỷ USD đến các quốc gia cạnh tranh này".
Chuyên gia thương mại Alan Tonelson có trụ sở tại Washington DC, đồng ý với nhận định này của cựu tổng thống Trump. "Đề xuất tăng thuế kinh doanh và dẫn đến tăng chi phí doanh nghiệp sẽ loại bỏ lý do lớn để doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Chính sách này làm tăng sức hấp dẫn của việc định hướng hoặc chuyển các nhà máy đã đầu tư đi nơi khác - bao gồm cả Trung Quốc", ông nói với Gatestone.
Có lẽ Larry Kudlow, trong chương trình Fox Business của mình vào ngày 30 tháng 3 vừa qua đã nói rõ nhất khi phỏng vấn Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer của Trump:
"Tôi thấy điều đó lần đầu tiên dưới thời Reagan, nhưng nó cũng giống như vậy dưới thời Trump. An ninh trong nước, an ninh kinh tế trong nước, là điều cần thiết đối với an ninh quốc tế. Nếu chúng ta gây thiệt hại cho nền kinh tế của mình, Bob, với tất cả những đợt tăng thuế này, bao gồm cả việc tăng thuế doanh nghiệp, thì các công ty sẽ rời đi, không đến đây. Chúng ta sẽ mất việc làm, không kiếm được việc làm. Cả nền kinh tế của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Người Trung Quốc sẽ cười ngạo nghễ".
Lý do thứ ba, kế hoạch của ông Biden sẽ đẩy các nhà sản xuất năng lượng Mỹ vào thế khó khăn, ngành sản xuất năng lượng của Mỹ đứng số 1 thế giới.
Kế hoạch của ông Biden làm cho chi phí sản xuất năng lượng tăng, đẩy các nhà sản xuất năng lượng Mỹ vào thế bất lợi. Do nguồn nhiên liệu hóa thạch dồi dào, chúng không đắt ở Mỹ, nhưng Biden sẽ gây bất lợi cho việc sử dụng chúng. Các công ty Mỹ là người bị thiệt thòi nhất trong hàng tá các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu mà ông Biden ủng hộ. Các quy định này, rất tình cờ là Trung Quốc không bị buộc phải tuân thủ. Điều này khiến doanh nghiệp Mỹ ngày một bất lợi trong khi doanh nghiệp Trung Quốc ngày một dễ thở, tất cả nhờ chính sách của ông Biden.
Quay trở lại chính phủ thời ông Trump điều hành, khi chính quyền liên bang không can thiệp vào "năng lượng xanh", các ngành công nghiệp đã tự đi theo hướng "năng lượng xanh". Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ báo cáo rằng trong năm 2019, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, chủ yếu nhờ vào gió và mặt trời, đã vượt qua than lần đầu tiên sau hơn 130 năm. Năm đó, tiêu thụ than giảm gần 15% trong khi tiêu thụ năng lượng tái tạo tăng 1%. Nền kinh tế Mỹ xanh tới mức kỷ lục dưới thời ông Trump dù chính quyền của ông rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.
Ông Chang, trong bài viết của mình trên Gatestone, nhận định ông Biden vừa tạo ra một chính phủ cồng kềnh, vừa dường như quyết tâm làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ. Ông Chang cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của Kudlow: "Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do là con đường tốt nhất dẫn đến thịnh vượng." Và môi trường sạch hơn trong một thị trường kinh tế tự do hơn đã được chính quyền thời ông Trump chứng minh rất thuyết phục.
Đức Duy