Những người trong ngành làm móng tại Mỹ đang đứng trước mối đe dọa của làn sóng bạo lực nhắm vào dân gốc Á đầy khó khăn, với sự thù ghét và tổn thương đến từ thái độ kỳ thị, coi họ là thủ phạm làm phát tán dịch bệnh sau một năm đại dịch khiến hoạt động kinh doanh đ́nh trệ.
Tran Nguyen Wills sinh ra trong một gia đ́nh gốc Việt sống tại Mỹ. Khi cha mẹ của Tran chuyển tới Mỹ hàng chục năm trước, họ kiếm sống bằng nghề làm móng, một trong số ít lựa chọn của những người nhập cư vốn không thạo tiếng Anh.
Dù phải tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất độc hại, trong khi thù lao chỉ ở mức khiêm tốn, công việc làm móng vẫn là cần câu cơm giúp những gia đ́nh như của Tran tồn tại.
"Cha mẹ đă lao động cực khổ để chúng tôi có thể có công việc khác. Tôi cảm thấy họ hổ thẹn v́ công việc của ḿnh. Tôi hy vọng mẹ tôi hiểu rằng không việc ǵ phải hổ thẹn v́ công việc này", Tran nói.
Trái với mong ước của cha mẹ, Tran không từ bỏ công việc làm móng của gia đ́nh. Người phụ nữ đầu tư lớn, mở hai trung tâm làm móng quy mô ở Colorado. Trên phạm vi cả nước, Tran hợp tác cùng tập đoàn thời trang Nordstrom mở 13 trung tâm làm đẹp.
Doanh nghiệp của Tran cũng tạo ra một sản phẩm chất làm móng không độc hại và được bán ở chuỗi siêu thị Whole Foods. Triết lư kinh doanh của Tran là bán sản phẩm an toàn, sử dụng lao động công bằng.
Nhưng rồi đại dịch Covid-19 ập đến, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp nhỏ như của Tran. Người phụ nữ đă phải đóng cửa hai tiệm làm móng ở phía nam California. Doanh thu của các cơ sở khác cũng giảm mạnh, có nơi tới 80%.
"Cuộc sống của chúng tôi sụp đổ", Tran nói. Bà hiện phải nuôi 4 người con, theo Washington Post.
Năm điêu đứng của cộng đồng
Đối với nhiều người Mỹ gốc Á, 12 tháng vừa qua là một năm dài đầy khó khăn, với sự thù ghét và tổn thương đến từ thái độ kỳ thị, coi họ là thủ phạm làm phát tán dịch bệnh.
Từ tháng 3/2020 đến tháng 2 vừa qua, đă xảy ra gần 3.800 vụ việc có tính chất thù ghét nhắm vào người gốc Á. Tổ chức hoạt động chống thù ghét có tên Stop AAPI Hate cho biết phần lớn các vụ tội phạm thù ghét nhắm vào người gốc Á không được khai báo.
Mới đây nhất, người gốc Á một lần nữa trở thành nạn nhân trong vụ xả súng ở 3 tiệm massage tại Atlanta. Trong 8 nạn nhân tử vong có 6 phụ nữ gốc Á.
Tran và những người khác trong ngành làm móng đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng và tức giận v́ những ǵ đă xảy ra ở Atlanta.
Các tiệm làm đẹp là lĩnh vực mà phụ nữ gốc Á thống trị ở Mỹ. Giờ đây, họ đứng trước nỗi lo trở thành nạn nhân tiếp theo của làn sóng bạo lực, trong bối cảnh phụ nữ gốc Á từ lâu đă là đối tượng dễ bị tổn thương của tội phạm thù ghét v́ sắc tộc.
Vụ xả súng tại các tiệm massage ở Atlanta khiến cộng đồng gốc Việt lo sợ. Ảnh: AP.
Với những người như bà Tran, họ đứng trước lựa chọn khó khăn có nên lên tiếng hay không, và cần làm ǵ để tự bảo vệ bản thân cũng như gia đ́nh. Vụ xả súng ở Atlanta khiến họ choàng tỉnh, bởi thực tế cho thấy nguy cơ trở thành nạn nhân có thể đến bất cứ lúc nào.
"Tôi đă biết chuyện ǵ xảy ra ngay từ trước khi đọc tiêu đề thời sự. Tôi biết là sẽ có phụ nữ gốc Á bị giết", Tran cho biết.
Viết trên Instagram, Tran cho biết bà nh́n thấy từ các nạn nhân h́nh ảnh của bản thân ḿnh, hay những người thân, họ hàng, bạn bè gốc Á.
"Tôi có khuôn mặt châu Á. V́ thế, không quan trọng tôi làm ǵ hay sở hữu thứ ǵ, tôi luôn là mục tiêu. Đó là một thực tế. Tôi sợ hăi cho bản thân và các nhân viên của ḿnh", Tran chia sẻ.
Người phụ nữ cho biết đă nhiều lần tận mắt chứng kiến hành vi phân biệt đối xử. Có khi người ta tránh bà, chuyển sang xếp ở hàng khác trong siêu thị. Tại cửa hàng của ḿnh, có khách hàng thậm chí đề nghị Tran bố trí kỹ thuật viên làm móng không phải người gốc Á. Khách hàng này sau đó bị yêu cầu rời khỏi cửa hàng.
"Ngay cả trong ngành công nghiệp mà người Mỹ gốc Á thống trị, tôi vẫn cảm thấy bản thân là người vô h́nh", Tran cho biết.
Theo một nghiên cứu năm 2018, ngành làm đẹp ở Mỹ có 3/4 lực lượng lao động là người nhập cư, trong đó 76% là cộng đồng gốc Á, chủ yếu là người gốc Việt.
Sợ hăi len lỏi khắp mọi nơi
"Văn hóa của đa phần các cộng đồng gốc Á là cúi đầu xuống, chăm chỉ làm việc, tránh xa tâm điểm. Họ không muốn bị chú ư. Họ chỉ muốn tránh điều tồi tệ xảy ra", Tran nói.
Sau vụ xả súng ở Atlanta, Tran đă mua thêm b́nh xịt hơi cay cho các cửa hàng của ḿnh. Người phụ nữ cũng chỉ tiếp khách đă đặt lịch hẹn trước đến sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, các cửa hiệu cũng chỉ bán hàng trực tuyến. Điều này khiến doanh thu của bà Tran tiếp tục giảm sâu.
Tran đang cân nhắc cho nhân viên tham gia khóa đào tạo sử dụng súng. Kể từ khi lập nghiệp 8 năm trước, đây là lần đầu tiên việc đào tạo vũ khí trở thành mối quan tâm của bà.
Những người liên quan tới ngành làm đẹp thuộc cộng đồng gốc Á cũng có chung lo sợ như bà Tran.
Khanh Tran là một kỹ sư công nghệ thông tin 27 tuổi. Mẹ của Khanh là người gốc Việt nhập cư. Từ khi tới Mỹ, người phụ nữ đă làm việc tại cửa hiệu làm móng ở Oakland, lao động chân tay, hàng ngày tiếp xúc với hóa chất.
Cuộc biểu t́nh chống bạo lực sắc tộc tại Washington. Ảnh: Reuters.
"Mẹ tôi luôn sợ hăi thế giới bên ngoài, bà ấy lo điều tồi tệ sẽ xảy ra. Bà luôn bảo chúng tôi hăy lặng lẽ sống, đừng để ư tới những chuyện khác", Khanh chia sẻ.
Trong thời gian đại dịch, khu vực vịnh San Francisco liên tiếp chứng kiến các vụ tấn công nhắm vào người gốc Á. Chỉ vài ngày sau vụ xả súng tại Atlanta, Khanh viết trên Twitter cho biết mẹ ḿnh cuối cùng quyết định nghỉ hưu.
"Không phải v́ bà ấy đă 65 tuổi, không phải v́ viêm khớp hay đau lưng, mẹ tôi nghỉ bởi bà ấy sợ không dám tiếp tục làm việc sau những ǵ xảy ra ở Atlanta", Khanh cho biết.
Không nhiều người có thể làm giàu nếu chỉ đơn giản là làm việc ở tiệm móng. Năm 2019, kỹ thuật viên chỉ kiếm trung b́nh 12,39 USD/giờ, mỗi năm kiếm tổng cộng khoảng 26.000 USD. Năm 2020, khi đại dịch ập đến khiến nhiều cơ sở kinh doanh đóng cửa, t́nh h́nh càng thêm bi đát.
"2020 là một năm thực sự căng thẳng và đáng buồn cho ngành làm móng. Đă có cơ sở bị phá hoại. Một cơ sở thành viên của chúng tôi bị đột nhập vào tuần trước, ngay sau vụ xả súng. Khó có thể nói rằng không có mối liên hệ nào ở đây", Lisa Fu, giám đốc điều hành nhóm hoạt động v́ quyền lợi của các cửa hiệu làm móng tại California, cho biết.
Bà Fu thừa nhận có nhiều vấn đề liên quan tới người lao động trong ngành này bị làm ngơ và không ai chú ư tới.
"Tâm lư lo sợ ngày càng lớn. Các tiệm làm đẹp của người châu Á dễ trở thành mục bởi dấu hiệu nhận diện bên ngoài. Tất cả giờ đều lo sợ tính mạng bị đe dọa", bà Fu nói.
Hong Dinh, 38 tuổi, chuyển tới Mỹ sinh sống từ năm 2003. Đă 15 năm nay, gia đ́nh người phụ nữ kiếm sống nhờ làm móng. Mơ ước của cô là mở tiệm làm móng riêng do ḿnh làm chủ. Ngày 15/3 vừa qua, Hong biến giấc mơ này thành hiện thực với cửa hiệu mở cùng chị gái ở thành phố San Jose.
Ngay ngày hôm sau, vụ xả súng xảy ra ở Atlanta. Quá sợ hăi, Hong quyết định tạm thời đóng cửa tiệm, đồng thời đặt hàng một cánh cửa thép để gia cố lối ra vào. Cơ sở của Hong sẽ chỉ hoạt động trở lại khi người phụ nữ cảm thấy đă đủ an toàn.
"Tôi sợ đây chỉ là mở đầu của các vụ tấn công. Người ta tức giận bởi Covid-19. Sự giận dữ đă có sẵn rồi. Họ mắc kẹt trong nhà suốt một năm qua", Hong nói.
Đă đến lúc hành động
Trong bối cảnh làn sóng bạo lực đang gia tăng, bà Tran tin rằng đă đến lúc cần phải hành động, và vụ việc ở Atlanta cần trở thành bài học.
Hôm 18/3, chỉ hai ngày sau vụ nổ súng, một người phụ nữ gốc Hoa 75 tuổi tên Xiao Zhen Xie bị tấn công dă man tại San Francisco. Nhưng nạn nhân đă chống trả khiến nghi phạm tấn công bị thương.
Bà Xiao Zhen Xie (trái) chống trả khiến nghi phạm tấn công (phải) bị thương. Ảnh: Fox.
Cháu trai của bà Xiao đă khởi động chiến dịch gây quỹ và quyên góp được gần 1 triệu USD. Gia đ́nh bà Xiao cho biết sẽ trao tặng phần lớn số tiền quyên góp được cho các nỗ lực chống phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á.
"Tôi cảm thấy ḿnh cần lên tiếng nhiều hơn, nói với những người xung quanh rằng chớ quên mất chúng tôi (người gốc Á)", bà Tran cho biết.
Và Tran đă hành động. Người phụ nữ đang chia sẻ những thông điệp chống phân biệt chủng tộc trên mạng xă hội, cũng như trong cộng đồng nơi ḿnh sinh sống.
Tran đang cân nhắc tranh cử một vị trí trong hệ thống chính quyền, có thể là cơ quan lập pháp tiểu bang Colorado, nơi hiện cộng đồng gốc Việt chưa có người đại diện.