Ttheo tờ Nhân dân nhật báo, nhấc thông tin về cuộc gặp khỏi trang nhất cả ở số thứ Bảy và Chủ nhật, thay vào đó, đưa tin xuống trang 3, vị trí ít quan trọng hơn, v́ Trung Quốc, trên hết, muốn đảm bảo một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Mỹ Joe Biden càng sớm càng tốt.
Truyền thông chính thống im lặng khác thường so với cộng đồng mạng
Chương tŕnh tin tức chính vào buổi tối của đài Truyền h́nh trung ương Trung Quốc đă không đưa tin về cuộc gặp hôm thứ Bảy, mặc dù cuộc gặp này nổi bật khắp trên thế giới.

Từ trái sang: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Tŕ, Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tại cuộc gặp ở Alaska. Ảnh: Nikkei.
Tờ Nhân dân nhật báo, nhấc thông tin về cuộc gặp khỏi trang nhất cả ở số thứ Bảy và Chủ nhật, thay vào đó, đưa tin xuống trang 3, vị trí ít quan trọng hơn.
Không có bất kỳ b́nh luận nào được đăng tải.
Trong khi cộng đồng mạng Trung Quốc "dậy sóng" với sự ca ngợi đầy tự tôn dân tộc của ông Dương Khiết Tŕ, quan chức ngoại giao quốc gia cao cấp nhất, v́ đă đáp trả những người đồng cấp từ phía Mỹ, kế hoạch đưa quan hệ Mỹ - Trung trở về đúng đường của chính phủ đă không có tác dụng.
Trung Quốc, trên hết, muốn đảm bảo một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Mỹ Joe Biden càng sớm càng tốt. Nếu các điều kiện được đáp ứng, ông Tập sẵn sàng bay đến Mỹ.
Ông có lư do cấp bách để thực hiện điều đó.
Cuộc gặp trực tiếp giữa lănh đạo Mỹ - Trung sẽ diễn ra vào tháng 6?
Ngày 1/7, Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập. Nếu lúc đó ông Tập không thể có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, th́ điều đó nói lên điều ǵ về mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Trung Quốc? Hơn nữa, điều đó nói lên điều ǵ về cách xử lư chính sách đối ngoại của ông Tập?
Do đó, cuộc gặp cần phải diễn ra trước ngày 1/7. Bất kỳ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên nào sau ngày đó sẽ là vô nghĩa dưới góc nh́n nội bộ.
"Khoảng tháng 6 sẽ là thời điểm tốt nhất", một nguồn tin cho biết, khi xem xét t́nh h́nh triển khai vắc xin COVID-19 ở Mỹ - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới cho đến nay. Nguồn tin cho biết tháng 4 hoặc tháng 5 sẽ là quá sớm.
Trước đó trong nhiệm kỳ của ḿnh, ông Tập đă có một số thành công trong hoạt động ngoại giao với Mỹ. Trong chuyến thăm đầu tiên của ḿnh với tư cách là nhà lănh đạo cao nhất của Trung Quốc vào tháng 6/2013, ông đă đề xuất với Tổng thống khi đó là Barack Obama về "quan hệ nước lớn kiểu mới" giữa hai nước.
Đề xuất rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ hợp tác để dẫn đầu thế giới là một gợi ư táo bạo.
Mặc dù cuối cùng người Mỹ từ chối đề xuất, nhưng hoạt động ngoại giao tạm lắng trong khi Washington cân nhắc kế hoạch đă tạo cơ hội cho Trung Quốc tranh thủ. Bắc Kinh nhanh chóng tiến hành cải tạo phi pháp các băi đá ngầm ở Biển Đông.
Khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, hai nhà lănh đạo đă có cuộc gặp hai tháng rưỡi sau đó tại Florida.
Tổng thống Biden đă học được bài học từ sai lầm với Trung Quốc
Năm nay, chính quyền mới ở Washington đă có bước chuyển ḿnh nhanh chóng. Theo sáng kiến của Tổng thống Biden, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đă tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của các nhà lănh đạo vào ngày 12/3. Mỹ cũng đă tiến hành các cuộc họp "hai cộng hai" của các bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng với Nhật Bản tại Tokyo và sau đó với Hàn Quốc tại Seoul.
Trước cuộc chạm trán đầu tiên với Trung Quốc, Nhà Trắng đă củng cố các liên minh của ḿnh và tạo ra một mặt trận thống nhất. Biden, người từng là phó tổng thống của Obama, có lẽ đă học được từ những sai lầm trong quá khứ của người Mỹ.
Liên minh châu Âu cũng vào cuộc. Cùng với chính quyền Tổng thống Biden, EU đă áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc v́ cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ, cũng là lệnh trừng phạt đầu tiên của khối nhắm vào Trung Quốc kể từ sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Vương quốc Anh và Canada cũng tiếp bước, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc không đứng yên. Nước này đang sẵn sàng chống lại các liên minh do Mỹ dẫn đầu bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là Nga và Triều Tiên.
Ông Tập và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đă trao đổi thông điệp hôm thứ Hai và khẳng định rằng quan hệ giữa hai nước cần được phát triển hơn nữa.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đă có cuộc điện đàm và hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đă nhất trí chống lại nguy cơ bị Mỹ trừng phạt bằng cách thúc đẩy thanh toán quốc tế bằng đồng tiền của 2 nước.
Bắc Kinh đang thức tỉnh trước một thực tế u ám rằng quan hệ Mỹ - Trung giờ đây thậm chí c̣n khó khăn hơn so với thời Tổng thống Trump. Nếu như ông Trump tập trung vào thương mại và kinh tế th́ dưới thời Tổng thống Biden, vấn đề nhân quyền và an ninh được bổ sung.
Chính quyền Tổng thống Biden đă xác định mối quan hệ Mỹ-Trung là một "cạnh tranh chiến lược".
Tại cuộc họp ở Alaska, ông Dương Khiết Tŕ đă đề cập đến mốc năm 2035 không chỉ một lần mà hai lần trong tuyên bố khai mạc của ḿnh, kéo dài hơn 16 phút. Ông đang đề cập đến mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là "cơ bản hiện đại hóa xă hội chủ nghĩa", theo đó, nước này sẽ thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 14 năm tới.
Gần đây, ông Tập đă nhấn mạnh ưu thế của Trung Quốc trong nhiều dịp khác nhau. Có thông tin ông đă sử dụng cụm từ "sự trỗi dậy của phương Đông, sự suy tàn của phương Tây" trong một bài phát biểu không công khai. Cụm từ này đă nhanh chóng lan truyền trong Đảng Cộng sản và trở thành một từ thông dụng.
Những nhận xét gay gắt của ông Dương Khiết Tŕ ở Alaska phản ánh tầm nh́n của nhà lănh đạo cao nhất.
"Mỹ không có đủ tư cách nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế cường quốc", ông Dương nổi giận, và lời nói của ông nhanh chóng trở thành khẩu hiệu áo phông được ưa thích ở Trung Quốc.
Cuối tháng 4, ông Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế về biến đổi khí hậu. Phía Trung Quốc cho biết hai nước đă nhất trí thành lập một nhóm làm việc về vấn đề này, dù người Mỹ sau đó phản bác lại tuyên bố này.
Nếu hai nhà lănh đạo tổ chức một cuộc họp trực tuyến, đây có thể trở thành màn dạo đầu cho chuyến công du Mỹ sớm của Chủ tịch Trung Quốc.
Nhưng với việc 2 quốc gia hàng đầu thế giới mắc kẹt trong một cuộc đối đầu gay gắt, lôi kéo sự tham gia của cả EU và Nga, việc t́m ra điểm chung nhanh chóng giữa cả hai sẽ rất khó khăn. Chuyến thăm Mỹ dự kiến của ông Tập vào tháng 6 có vẻ sẽ thất bại trừ khi Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ bất ngờ.