Thế giới hiện đại ngày nay phụ thuộc chip. Chip dùng cho máy tính, chip dùng cho điện thoại, chip dùng để vận hành các nhà máy, lưới điện, đường xá, chip dùng để giám sát quân sự, an ninh. Không có ǵ xuất hiện mà không có chip. Vậy mà hiện nay thế giới đang đối mặt với một cuộc khan hiếm chip rất nghiêm trọng. V́ sao chuyện này lại xảy ra?
Điều ǵ dẫn đến sự thiếu hụt chip
Mọi chuyện bắt nguồn từ đại dịch COVID-19. T́nh h́nh dịch nghiêm trọng đă khiến người ta làm ở nhà, học ở nhà, tập thể thao cũng ở nhà. Cơ bản là mọi thứ đều được tiến hành từ căn nhà của bạn. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ máy tính và các món đồ thông minh trong gia đ́nh. Chúng ta đă chứng kiến doanh số PC toàn cầu tăng trở lại sau một thời gian dài giảm sút, trong Q2/2020 mức tăng lên đến 11,2% và vẫn tiếp tục xu hướng này đến cuối năm. Doanh số loa thông minh, thiết bị smarthome, thậm chí đến cả thiết bị chơi game cũng tăng. Ở môi trường doanh nghiệp, sự thúc đẩy chuyển đổi số và nhu cầu sử dụng cloud cũng tăng, dẫn đến việc những nhà cung cấp dịch vụ cloud cũng phải mua thêm nhiều server hơn để đáp ứng thị trường.
Và tất cả điều này dẫn đến nhu cầu về chip (hay doanh số ngành bán dẫn nói chung) tăng cao. Năm 2020, doanh thu của mảng bán dẫn trên toàn cầu ước tính là 439 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Chỉ riêng trong tháng 12 năm 2020, mức tăng trưởng đạt tới 8,3%.
Mọi chuyện nghiêm trọng hơn khi thế giới phải phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các công ty sản xuất chip, trong đó hai ông lớn nhất là TSMC và Samsung. Nhưng tính ra th́ ngành điện tử tiêu dùng cũng không bị ảnh hưởng nhiều lắm, mà ô tô mới chịu nhiều đau thương nhất.
Khi các nhà máy sản xuất chip vận hành trở lại sau ḱ nghỉ dài dăn cách xă hội, sản lượng chip làm ra không đủ đáp ứng các đơn hàng mới. Sẽ cần thời gian để các hăng sản xuất bán dẫn bắt kịp tốc độ bằng cách mở rộng dây chuyền sản xuất chip, mở thêm các dây chuyền mới, tuyển dụng thêm người, thậm chí xây thêm nhà máy.
Ngành xe ô tô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Từ camera, hệ thống giải trí, hệ thống vận hành cho đến các tính năng tự hành của ô tô đều cần hệ thống máy tính phức tạp và không có chip th́ không chạy được. Xe giờ không chỉ đơn giản là một khối cơ khí như ngày xưa nữa, nó đă trở thành một cỗ máy tính có thể di chuyển được trên đường. Ngay cả những chức năng cơ bản như đánh lái trợ lực điện cũng cần các con chip để hoạt động (tuy rằng những con chip dạng này th́ cũ hơn, rẻ hơn).
Khi đại dịch COVID-19 diễn ra nặng nề hồi giữa năm ngoái, nhiều nhà sản xuất ô tô đă hủy đơn đặt hàng chip do lo ngại nhu cầu thấp, xe bán chậm. Tất nhiên khi đó các hăng làm chip cũng phải giảm sản lượng, hoặc chuyển dây chuyền sản xuất sang làm chip cho ngành khác chứ họ đâu thể ngồi không nh́n doanh thu rơi xuống cống. Lợi nhuận của ngành bán dẫn phụ thuộc vào số lượng chip mà họ có thể làm ra, trong khi mảng ô tô lại chỉ chiếm một phần nhỏ, nên họ buộc phải ưu tiên làm chip cho các khách hàng khác.
Rồi khi mọi thứ bắt đầu trở lại b́nh thường, nhu cầu tiêu thụ xe tăng trở lại, các hăng ô tô không được ưu tiên cung cấp chip. Kế hoạch sản xuất đă lên, đơn hàng với đối tác đă kí, nên yêu cầu về chip của các công ty sản xuất ô tô không thể được đáp ứng ngay lập tức. Họ buộc phải xếp hàng chờ, và hiện tại họ đang bị nằm ở cuối hàng.
Trên thực tế, ô tô là lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thiếu hụt chip toàn cầu. General Motors dự báo nếu t́nh h́nh không được cải thiện th́ lợi nhuận của họ có thể bị giảm tới 2 tỉ USD trong năm 2021 này do thiếu chip th́ không thể sản xuất linh kiện xe, động cơ. Mazda, Ford, Audi... hồi tháng 2/2021 thông báo về việc phải giảm sản lượng và thậm chí cho nghỉ việc nhiều nhân viên tại các nhà máy trên toàn thế giới v́ thiếu chip nên không thể tiếp tục làm xe. Có thể t́nh h́nh cũng sẽ ảnh hưởng đến cả việc sản xuất iPhone nữa.
Các chuyên gia của thị trường bán dẫn đều đánh giá rằng sự thiếu hụt chip sẽ c̣n diễn ra đến cuối năm nay. Có thể sau giai đoạn 6 tháng đầu năm t́nh h́nh sẽ đỡ căng thẳng đi một chút.
Không phải tập đoàn xe hơi nào cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng v́ t́nh trạng này. Lấy ví dụ Toyota, sau vụ động đất và sóng thần năm 2011, họ đă đa dạng hóa nguồn cung linh kiện bán dẫn. C̣n Huyndai Motor Group thậm chí c̣n không hủy đơn hàng chip bán dẫn nào trong năm 2020 dù nhu cầu xe hơi giảm do đại dịch, nên họ vẫn rất ổn.
Thế giới đă làm ǵ để giải quyết việc này?
Chính quyền Mỹ của Joe Biden đă nhận thấy rằng chip giờ quá quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp Mỹ. Tổng thống Biden nói rằng “chúng ta phải ngừng chơi đuổi bắt. Sau đợt khủng hoảng này, chúng ta phải làm ǵ đó để nó không diễn ra nữa”. Nhà Trắng đang tính nhiều đường để việc sản xuất chip có thể diễn ra nhiều hơn trên đất Mỹ, để ngành kinh tế Mỹ giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài khi nói về chip. Ông đă kí một lệnh hành pháp để củng cố chuỗi cung ứng bán dẫn và chip.
Tất nhiên, Mỹ cũng không chạy một ḿnh. Mỹ sẽ liên kết với các đồng minh, các quốc gia cùng chia sẻ giá trị với họ để đảm bảo chuỗi cung ứng chip sẽ đáp ứng được an ninh kinh tế và cả an ninh quốc gia. Các hành động cụ thể vẫn đang được bàn bạc, và chắc chắn chính quyền Biden sẽ đưa ra nhiều biện pháp có liên quan tới nhau thay v́ tung ra một gói to to nào đó để giải quyết vấn đề trong ngắn hạn.
Các công ty sản xuất bán dẫn cũng đang cố gắng gia tăng sản xuất, điều chỉnh kế hoạch sản xuất chip để có thể đáp ứng nhu cầu của các hăng xe. Các công ty bán dẫn cũng đă lên kế hoạch xây dựng dây chuyền mới. Trong ngắn hạn, cơn thiếu hụt chip sẽ được giải quyết.
Nhu cầu tiêu thụ chip sẽ chỉ tăng trong tương lai chứ không giảm. Hạ tầng 5G đang phát triển mạnh, nhu cầu với thiết bị IoT gia tăng, sức mua xe ô tô cũng tăng trưởng tại nhiều quốc gia đang phát triển… th́ làm sao mà nhu cầu chip có thể giảm được. Mô h́nh làm việc tại nhà cũng sẽ phát triển theo nhiều hướng mới, và người ta sẽ dùng nhiều thiết bị hỗ trợ hơn bao giờ hết.
Trung Quốc cũng đang cố gắng nội địa hóa việc sản xuất chip. Hiện nay Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu chip từ nước ngoài, khi các lệnh cấm của Mỹ xuất hiện đă ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty trong nước. Thế nên chính quyền Trung Quốc đă đặt ưu tiên hàng đầu cho việc làm được bán dẫn trong nước. Họ đang đổ tiền, đổ người và cả chính sách để khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tự chủ nguồn cung chip. Khi mà hăng làm chip có sản lượng cao nhất thế giới hiện nay là TSMC, một công ty của Đài Loan mà Đài Loan th́ lại không mấy thân thiện với Trung Quốc th́ những việc mà Bắc Kinh đang làm là có thể hiểu được.
Với Mỹ, Intel có thể sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc tự chủ chip. Không như TSMC hay Samsung (vốn chỉ sản xuất) hay AMD, NVIDIA, ARM (vốn chỉ thiết kế chip), Intel là công ty có khả năng làm cả hai khâu thiết kế lẫn sản xuất. Intel lại là công ty Mỹ, nên chính quyền Mỹ có thể sẽ nhờ sự hỗ trợ của Intel để cung cấp chip cho những công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.
Nh́n chung, cả thế giới sẽ cần đa dạng hóa nguồn cung chip, để khi có vấn đề xảy ra th́ họ không bị phụ thuộc vào một vài công ty hoặc một vài quốc gia nhất định.