Mật ong chứa hơn 60 loại glucose bao gồm cả vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme, protein, và 18 loại axit amin. Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Hiện nay, uống mật ong pha với nước ấm là một cách thải độc, thanh lọc cơ thể mà nhiều người sử dụng. Mật ong cũng được sử dụng thay thế cho đường trong một số món ăn để tạo vị ngọt, giúp mang lại nhiều lợi ích hơn đối với sức khỏe.
Dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng mật ong. Những đối tượng sau đây sử dụng mật ong sẽ gây ra những phản ứng không tốt cho sức khỏe.
Bệnh nhân tiểu đường
Trong 100 gram mật ong có chứa khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2g sucrose và khoảng 1g dextrin.
Glucose và fructose là hai loại đường đơn giản, còn đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể dễ dàng được hấp thụ mà không cần tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên tránh sử dụng loại thực phẩm này để không làm tăng lượng đường trong máu.
Phụ nữ có thai
Mật ong có khả năng kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế sử dụng mật ong.
Trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong. Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển dễ bị nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C. Trong khi đó, chức năng tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chức năng giải độc gan chưa oàn chỉnh nên botulinum có thể dễ dàng xâm nhập vào thành ruột. Chất này kết hợp với một số chất khác sẽ tạo ra độc tố và gây ngộ độc.
Người bị bệnh huyết áp thấp, đường trong máu thấp
Trong mật ong chứa chất giống như acetylcholine có tác dụng giảm huyết áp. Người mức đường huyết thấp uống mật ong rất dễ gặp biến chứng.
Người vừa mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể yếu. Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất bổ như mật ong sẽ dễ làm gan chướng, nghẽn khí, ngũ quan bị chảy máu.
Người rối loạn chức năng đường ruột
Sử dụng mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh gây ra rối loạn chức năng và dẫn tới đi ngoài hoặc táo bón.
|