Vào ngày 18/5/2020, khi các lực lượng liên minh với GNA tấn công vào căn cứ không quân Al-Watiya của tướng Haftar ở phía tây Libya, họ đă chiếm được một “chiến lợi phẩm” vô cùng giá trị - Hệ thống pḥng thủ tên lửa Pantsir do Nga chế tạo, mà sau khi các quan chức phương Tây thừa nhận, Pantsir là một hệ thống rất tinh vi và hiệu quả tác chiến của nó phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người vận hành.
“Chiến lợi phẩm” Pantsir-S1
Trong cuộc nội chiến ở Libya, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) có trụ sở tại Tripoli c̣n Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và lực lượng “lính đánh thuê Nga” được cho là hậu thuẫn cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy.
Ngày 18/5/2020, khi các lực lượng liên minh với GNA tấn công vào căn cứ không quân Al-Watiya của tướng Haftar ở phía tây Libya, họ đă chiếm được một “chiến lợi phẩm” vô cùng giá trị - Hệ thống pḥng thủ tên lửa Pantsir do Nga chế tạo.
Các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đă từng phá hủy khoảng một chục khẩu đội Pantsir nằm dưới sự vận hành của LNA.
Tuy nhiên, cho đến trước khi quân GNA tràn vào căn cứ Al-Watiya, địa điểm nằm cách Tripoli khoảng 125 km về phía Tây Nam, các lực lượng ủng hộ GNA chưa bao giờ chiếm được một hệ thống nguyên vẹn như vậy.

Một hệ thống pḥng không Pantsir-S1 đă bị thu giữ từ các lực lượng liên minh với tướng Khalifa Haftar tại Căn cứ Không quân Al Watiya vào tháng 5 năm 2020
Đồng minh của Ankara tại hiện trường đă lập tức tuyên bố “chủ quyền” với tổ hợp Pantsir này và nó nhanh chóng được vận chuyển đến sân bay Mitiga ở Tripoli, nơi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang giữ quyền kiểm soát.
Một vụ tranh chấp quốc tế liên quan tới hệ thống “chiến lợi phẩm” Pantsir đă diễn ra vài tuần sau đó. Mỹ nhảy vào đ̣i chiếm giữ tổ hợp Pantsir v́ lo ngại hệ thống tên lửa tinh vi này có thể rơi vào tay những phần tử khủng bố cực đoan.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn bỏ lỡ “cơ hội ngàn vàng” nghiên cứu chi tiết về Pantsir nên nhất quyết giành quyền quản lư nó. Cả hai nước đều t́m cách khiến Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya đứng về phía họ.
Cuối cùng, Washington và Ankara đi đến một thỏa hiệp. Theo tờ The Africa Report, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển tổ hợp Pantsir rồi sau đó đưa về Thổ Nhĩ Kỳ để hai bên cùng phối hợp “mổ xẻ” hệ thống này của Nga.
Theo tờ The Times của Anh, đầu tháng 6/2020, một chiếc máy bay vận tải C-17A Globemaster của Không quân Mỹ đă đáp xuống Sân bay Quốc tế Zuwarah, phía Tây Tripoli để vận chuyển hệ thống Pantsir-S1 tới Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức. Sau đó, nó được đưa tới Ankara để các kỹ sư Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng “xẻ thịt” khám phá hệ thống.
Thỏa thuận này được cho là liệu pháp giảm nhiệt căng thẳng giữa Washington và Ankara liên quan tới việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống pḥng thủ tên lửa S400 của Nga trước đó.

Hệ thống tên lửa - pháo pḥng không Pantsi-SA của Nga trong Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow ngày 24/6/2020. Ảnh: Reuters
Mỹ bắt tay Thổ Nhĩ Kỳ "xẻ thịt" Pantsir-S1: Nga tổn thất đến đâu?
The Africa Report dẫn lời một quan chức Nga cho rằng, không nên nghiêm trọng hóa vụ tiếp cận công nghệ của hệ thống Pantsir-S1.
Nguồn tin giấu tên này cho biết, phiên bản Pantsir bị chiếm giữ là hàng xuất khẩu cho UAE, quốc gia đă đặt mua hàng chục khẩu đội và triển khai để hỗ trợ cho tướng Haftar trong cuộc chiến ở Libya. Như vậy, Mỹ hoàn toàn có cơ hội nghiên cứu chúng ở UAE.
Không giống như những tổ hợp Pantsir sử dụng trong nước, các phiên bản xuất khẩu đă bị loại bỏ những bộ phận bí mật, gồm cả cơ sở dữ liệu nhận diện bạn - thù có các mă dành cho không quân Nga.
Mặc dù vậy, The Africa Report cho rằng các quan chức Mỹ đă không có cơ hội “kiểm tra” những hệ thống này ở UAE được kỹ lưỡng như với hệ thống Pantsir chiếm giữ được ở Libya.
Cần biết rằng, không lâu sau khi lính đánh thuê từ Công ty tư nhân Wagner của Nga đến Libya vào tháng 9/2019, một tên lửa từ hệ thống Pantsir đă bắn hạ một máy bay không người lái Reaper của Mỹ đang hoạt động tại đây. Quân đội Mỹ cho biết, tổ hợp này được vận hành bởi các kỹ thuật viên của Wagner hoặc lực lượng LNA.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, việc nghiên cứu kỹ lưỡng một tổ hợp c̣n nguyên vẹn sẽ giúp các máy bay không người lái Bayraktar của họ giành được lợi thế lớn hơn khi phải đối đầu với Pantsir.