Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu một số loại đất hiếm đặc thù từ Myanmar để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu sử dụng trong nước.
Phụ thuộc vào Myanmar
Dù Trung Quốc vẫn giữ vị trí là nhà sản xuất nguyên tố đất hiếm lớn nhất thế giới, nhưng cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đă khiến Bắc Kinh nhận ra sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với nước láng giềng Đông Nam Á.
Hiện tại, Trung Quốc sở hữu trữ lượng lớn nhất các loại khoáng sản chiến lược này bởi đất hiếm là thứ không thể thiếu trong việc sản xuất nhiều loại sản phẩm công nghệ, từ điện thoại thông minh đến xe điện, máy phát điện gió và hệ thống pḥng thủ tên lửa. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đất hiếm, chủ yếu từ Mỹ và Myanmar.
Báo cáo hàng năm mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết Trung Quốc đă sản xuất khoảng 140.000 tấn oxit đất hiếm vào năm 2020, tương đương 60% tổng số toàn cầu. Theo Asian Nikkei, trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc là 44 triệu tấn.
Mặt khác, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu quặng và tinh quặng đất hiếm lớn nhất thế giới. Đặc biệt đối với các nguyên tố đất hiếm nặng - những nguyên tố có số nguyên tử cao hơn trong số 17 nguyên tố, như terbi và dysprosi - Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ Myanmar để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu sử dụng trong nước.
Cuộc đảo chính nổ ra vào ngày 1/2 đă ngay lập tức khiến những nhóm ngành cần sử dụng đất hiếm ở Trung Quốc nhớ về "sự cố Myanmar" vào tháng 11/2018, khi chính quyền Myanmar thông báo với Trung Quốc về lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại đất hiếm.
Lệnh cấm năm 2018 sau đó đă được dỡ bỏ, nhưng đôi lúc Myanmar vẫn thông báo ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Trung Quốc. Ma Jinlong, nhà phân tích tại Zheshang Securities, viết: “Bất ổn chính trị ở Myanmar có thể dẫn đến sự bất ổn về nguồn cung cấp đất hiếm".
Cho đến nay, Myanmar và các nhà nhập khẩu Trung Quốc chưa thông báo về bất ḱ sự gián đoạn sản xuất lớn nào. Tuy nhiên, Ryan Castilloux, giám đốc điều hành của Adamas Intelligence, nói với Nikkei Asia rằng: "Myanmar đă trở thành nhà cung cấp thiết yếu về tinh quặng đất hiếm nặng cho Trung Quốc trong những năm gần đây. Do đó, viễn cảnh nguồn cung cấp đó có thể bị gián đoạn sẽ khiến giá của một số loại đất hiếm nhất định tăng đột biến ở Trung Quốc. "
Các chuyên gia chiến lược về kim loại và khoáng sản chỉ ra rằng giá các loại khoáng sản này đă tăng vọt do nguồn cung bị thắt chặt và nhu cầu sử dụng đất hiếm ngày càng mạnh ở Trung Quốc, chưa kể tới hoạt động đầu cơ và tích trữ ở Myanmar. Giá của Terbium oxit đă tăng 95% vào cuối tháng 2 kể từ tháng 10/2020, trong khi kim loại neodymium và dysprosium oxit tăng lần lượt 87% và 65% trong cùng kỳ - theo ghi nhận của Reuters.
Nhu cầu tăng vọt
Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc gần đây cũng tăng mạnh. Không phải tất cả các cổ phiếu đều được giao dịch công khai, nhưng giá cổ phiếu của Tập đoàn Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc niêm yết tại Thượng Hải - công ty có phân bổ sản lượng lớn nhất do chính phủ cấp phép - đă tăng 34% tính tới ngày 3/3 sau khi cuộc đảo chính nổ ra ở Myanmar. Công ty này có quyền tiếp cận khu khai thác Bayan Obo ở vùng Nội Mông, một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới.
Khi sức nóng về đất hiếm tăng lên, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc và Bộ Tài nguyên Trung Quốc đă công bố một thông tư chung vào ngày 19/2 thông báo về việc mở rộng hạn ngạch đất hiếm trong nước trong nửa đầu năm lên 84.000 tấn, tăng gần 30% so với năm trước. Hạn ngạch được phân bổ cho 6 tập đoàn khai thác thuộc sở hữu nhà nước được chọn, bao gồm cả Tập đoàn Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc.
Ông Castilloux cho biết: “Sự gia tăng khai thác là rất cần thiết để giúp tạo bước đệm cho các thị trường các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu.
Nhu cầu đối với các khoáng chất như terbi, dysprosi và neodymium dự kiến sẽ tăng v́ nam châm có chứa các chất này rất cần thiết để chế tạo động cơ kéo cho xe điện, máy phát năng lượng gió và một loạt các loại máy móc khác."
Trên hết, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn nhập khẩu nước ngoài - chủ yếu từ Mỹ và Myanmar - có lẽ là điều đáng báo động đối với Bắc Kinh.
Các đối tác Mỹ là một mối lo ngại lớn trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục căng thẳng với Washington trong khi t́nh h́nh bất ổn ở Myanmar cũng không mang lại lợi ích ǵ cho hoạt động xuất khẩu đất hiếm sang Trung Quốc. Trước đây, giữa thời ḱ chiến tranh thương mại gay gắt, đất hiếm từng được nhiều người coi là "át chủ bài" để Trung Quốc giành lại lợi thế trước đ̣n thuế quan của Mỹ.
Xiao Yaqing, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, nhấn mạnh rằng "sự phân công ngành dựa trên chuỗi cung ứng công nghiệp và toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng lớn của thời đại." Ông Xiao c̣n nói thêm rằng: "Chúng ta đều cần những sản phẩm do đối tác sản xuất, và do đó cần phải hợp tác với nhau". Đây được cho là thông điệp ám chỉ rằng Trung Quốc mong muốn hoạt động kinh doanh đất hiếm không bị cản trở.
Hồi năm 1992, Đặng Tiểu B́nh tuyên bố: "Trung Đông có dầu mỏ, c̣n Trung Quốc có đất hiếm." Tuy nhiên, ông cũng nói rằng "sẽ tới lúc lợi thế đất hiếm của Trung Quốc sẽ bị áp đảo".
Điều này xảy ra ngay vài năm sau khi Đặng Tiểu B́nh qua đời, khi Bắc Kinh quyết định cắt phần lớn sản lượng đất hiếm tới Nhật Bản vào năm 2010 - thời điểm hai quốc gia sa vào cuộc đối đầu ngoại giao lớn sau khi tàu của hai bên va chạm ngoài khơi quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
VietBF @ Sưu tầm