Cuộc biểu t́nh ở Myanmar càng ngày càng khốc liệt hơn. Lực lượng an ninh đă nổ súng vào người biểu t́nh. Riêng trong ngày hôm nay 3/3 đă có rất nhiều người thiệt mạng...........

Theo nhân chứng và truyền thông, 2 người chết trong các cuộc đụng độ ở thành phố Mandalay và 1 người chết khi cảnh sát nổ súng ở thành phố Yangon. Hăng tin AFP cũng dẫn lời một bác sĩ ở Mandalay xác nhận 2 người chết ở Mandalay bị bắn vào ngực và đầu.
Tờ Monywa Gazette đưa tin cảnh sát nổ súng ở thành phố Monywa ở khu vực Sagaing làm 5 người thiệt mạng. "Chúng tôi đang xử lư thi thể và liên lạc với gia đ́nh của họ", nhân viên cứu hộ Myo Min Tun nói với Hăng tin AFP.
Tại thành phố Myingyan, nhà hoạt động Moe Myint Hein, 25 tuổi, cho biết một người bị bắt chết. "Họ bắn vào chúng tôi bằng đạn thật. Người chết là một thiếu niên c̣n trẻ, cậu ấy bị bắn vào đầu", Moe Myint Hein nói.
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1-2, đă có ít nhất 30 người chết trong các cuộc biểu t́nh ở Myanmar. Ngoài ra, lực lượng an ninh cũng bắt giữ hàng trăm người.
Bạo lực tiếp tục bùng nổ một ngày sau khi ngoại trưởng các nước Đông Nam Á kêu gọi Myanmar kiềm chế t́nh h́nh.
Trước đó, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đă không thể đạt được bước tiến mới trong vấn đề Myanmar sau cuộc họp trực tuyến giữa 10 bộ trưởng ngoại giao chiều tối 2-3.
Tất cả 10 nước thành viên ASEAN đồng ḷng kêu gọi Myanmar kiềm chế. 4 nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar thả các lănh đạo bị bắt giữ, trong đó có cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.
"Chúng tôi khẳng định ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar theo cách tích cực, ḥa b́nh và mang tính xây dựng" - đại diện Brunei, nước đang nắm cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN, tuyên bố.
Truyền thông Myanmar ngày 3-3 cũng đưa tin Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin do quân đội chỉ định đă tham gia cuộc họp của ASEAN để "trao đổi góc nh́n về các vấn đề trong khu vực và thế giới", nhưng không nhắc đến mục đích của cuộc gặp.