Thật vậy dịch Covid19 không làm nước Mỹ tan ră như mong muốn của chính quyền Bắc Kinh mà ngược lại. Một nước Mỹ đă thửc tỉnh và vùng lên sẵn sàng quật ngă Trung Cộng.
Theo báo New York Times, một tháng trước t́nh h́nh dịch bệnh thế giới c̣n rất ảm đạm với hơn 750.000 ca mắc COVID-19 trên toàn cầu được ghi nhận chỉ trong một ngày; số ca mắc tăng trên toàn nước Mỹ; các biến thể mới được t́m thấy tại Anh, Brazil và Nam Phi đe dọa lây lan ra những nước khác.
Tuy nhiên tháng qua đă chứng kiến những chuyển biến nhanh đáng ngạc nhiên về dịch bệnh. Số ca mắc mới đă giảm một nửa so với thời điểm đỉnh dịch toàn cầu. New York Times cho thấy trong 28 ngày qua, số ca mắc mới đă giảm 40-86% tại 28 nước, trong đó có nhiều quốc gia đă hoặc đang là điểm nóng của đại dịch như Mỹ (giảm 62%), Anh (giảm 70%), Tây Ban Nha (giảm 69%)... Mặc dù số ca nhiễm chưa phải là con số thực sự phản ánh chính xác về t́nh h́nh đại dịch do công tác xét nghiệm và ghi nhận t́nh h́nh ca mắc không phải được làm tốt đồng đều ở mọi nơi, song việc có ít người bệnh phải tới viện điều trị tại nhiều nước có tỉ lệ mắc cao khiến giới chuyên gia tin rằng xu thế giảm của dịch bệnh hiện nay là thực.
Theo phân tích của CNN từ dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, đến ngày 18/2 nước Mỹ chứng kiến sự sụt giảm 29% ca nhiễm COVID mới so với cùng thời điểm một tuần trước đó – đây là mức giảm mạnh nhất trong một tuần mà quốc gia này chứng kiến kể từ khi đại dịch bùng phát. Chắc chắn là có những tiến triển đang diễn ra. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 11/2, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết Mỹ tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp, với số ca nhiễm mới trung b́nh trong 7 ngày giảm 69% kể từ mức đỉnh điểm vào 11/1.
Bài viết đăng trên tờ The Wall Street Journal của Tiến sĩ Marty Makary - Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins và Trường Y tế Công cộng Bloomberg - đă đưa ra nhận định rằng, đại dịch COVID-19 ở Mỹ gần như sẽ biến mất vào tháng 4, dựa trên các dữ liệu pḥng thí nghiệm, dữ liệu tính toán, tài liệu đă xuất bản và các cuộc tṛ chuyện với chuyên gia.
Kinh tế Mỹ cũng lấy lại sức mạnh để tiếp chiến với Trung Quốc. Chính quyền ông Biden coi việc thách thức các ảnh hưởng toàn cầu ngày càng mở rộng của Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
"Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ trở nên gay gắt" - ông Biden phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich tuần trước, đồng thời kêu gọi Mỹ và Châu Âu hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Hôm thứ Sáu 19/2, trong cuộc họp qua mạng về chủ đề an ninh, ông nói với các đồng minh châu Âu rằng "chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc cạnh tranh chiến lược, dài hạn với Trung Quốc". Hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen nói rằng các biểu thuế quan được đưa ra dưới thời ông Trump sẽ vẫn được giữ nguyên, và bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ tùy thuộc vào việc Trung Quốc có tuân thủ các cam kết thương mại hay không.
Theo kênh truyền h́nh nhà nước Trung Quốc, ông Tập đă cảnh báo về việc mối quan hệ xấu với ông Biden sẽ là một thảm họa cho cả hai nước. Căng thẳng đă tăng vọt trong thời gian gần đây, liên quan đến thương mại, t́nh báo gián điệp và đại dịch.
Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tham vấn với các đồng minh chính của Mỹ trước khi quyết định tương lai cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, nhằm t́m kiếm “sức mạnh tập thể” để củng cố lực lượng đối phó với Bắc Kinh.
“Thất bại của chính quyền Trump là đă ‘đơn thương độc mă’. Và chính điều đó tạo cho Trung Quốc một lối thoát”, Jeffrey Prescott, cựu quan chức chính sách đối ngoại cấp cao trong chính quyền Tổng thống Obama nói. Việc tham vấn các đồng minh ngay lập tức là cần thiết “để xác định các lĩnh vực mà chúng ta có thể đem lại sức mạnh tập thể đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên họ đă bị Tổng thống Trump xa lánh và điều đó khiến cho sức mạnh của chúng ta thậm chí c̣n bị suy yếu đi trong cuộc chiến với Trung Quốc”.
Sau cuộc điện đàm 2 giờ với Chủ tịch Tập Cận B́nh, Tổng thống Joe Biden cảnh báo các thượng nghị sĩ: "Nếu chúng ta không tiến lên, họ sẽ đánh bại chúng ta. Họ đang đầu tư hàng tỉ USD để giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến vận chuyển, môi trường cùng nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta phải tăng tốc". Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đă nhấn mạnh với Chủ tịch Tập Cận B́nh rằng ưu tiên của Mỹ là duy tŕ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở. Bên cạnh đó, Tổng thống Joe Biden c̣n thể hiện sự quan ngại sâu sắc đối với hành vi thương mại "bắt nạt và không công bằng" của Trung Quốc, cùng những vấn đề liên quan đến nhân quyền và sự ngang ngược gia tăng của quốc gia này tại châu Á.
Tổng thống Joe Biden đồng thời cam kết dẫn đầu một nỗ lực quốc tế nhằm "gây sức ép, cô lập và trừng phạt Trung Quốc".