Khi cơ thể chúng ta có vấn đề về bệnh hoặc nhiễm trùng, dấu hiệu nhận biết là các cách hạch sẽ sưng lên. Dấu hiệu đó cho thấy có nhiều tế bào lympho đang phải hoạt động nhiều để tiêu diệt vi trùng. Điều này giúp bạn nhận biết được nhiều bệnh nguy hiểm.
Hạch là tổ chức lympho, nằm rải rác khắp cơ thể, nhiều nhất tại vùng cổ, xương đ̣n, nách, bẹn. B́nh thường, chúng ta khó sờ thấy hạch. Tuy nhiên, khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, hạch sưng to.
Người bị nổi hạch bất thường toàn thân là khi hơn 2 nhóm hạch bạch huyết không liền nhau xuất hiện. Thủ phạm gây nên t́nh trạng này có thể đến từ nhiễm trùng, bệnh tự miễn, khối u ác tính, mất mô bào, tăng sản lành tính hoặc phản ứng thuốc.
Nhiễm trùng
Hệ thống bạch huyết là mạng lưới các cơ quan, mạch máu, hạch trải khắp cơ thể. Nhiều hạch bạch huyết nằm ở vùng đầu, cổ. Hạch ở những khu vực này và tại nách, bẹn, sưng lên là cảnh báo cho cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Tương tự, hạch bạch huyết nổi bất thường khắp cơ thể là triệu chứng của những bệnh lư liên quan nhiễm trùng. Các hạch bị sưng có kích thước lớn hơn hạt đậu kèm đau, gây sốt, mệt mỏi cho người bệnh.
Nguyên nhân gây nổi hạch do nhiễm trùng thường đến từ 2 thủ phạm là virus và vi khuẩn. Bởi lúc này, bạch cầu đơn nhân tăng lên, khiến hạch lan rộng khắp cơ thể.
Các bệnh lư nhiễm trùng do virus như Roseola Infantum (do virus herpes ở người 6 gây ra), cytomegalovirus (CMV), varicella và adenovirus đều khiến cơ thể bệnh nhân nổi hạch. Đặc biệt, người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch HIV cũng có triệu chứng hạch bạch huyết sưng bất thường, nổi khắp cơ thể.
Nhiễm vi khuẩn cũng khiến chúng ta bất ngờ mọc những hạch lớn, sưng đau. Ví dụ bệnh sốt thương hàn do Salmonella typhi, giang mai, dịch hạch và lao là thủ phạm gây ra điều này. Vi khuẩn Bacteremias ít gây nổi hạch toàn thân hơn nhưng y văn thế giới vẫn ghi nhận một số trường hợp.
Đặc biệt, lao hạch thường nhỏ nhưng xuất hiện nhiều, từ từ, không đau nên nhiều người khó nhận biết. Lao hạch bạch huyết nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng. Ngược lại, nếu không kịp thời chữa trị, lao hạch gây biến chứng như hạch to nhuyễn hóa, ṛ mủ kéo dài, dễ tái phát; hạch dính với nhau thành đám, chèn ép vào thần kinh; có thể gây lao lan tràn đến các cơ quan khác.
Nếu nổi hạch do nhiễm trùng thông thường, bạn có thể dễ nhận ra vị trí bị viêm nhiễm qua khám tai mũi họng hoặc cảm nhận được như nhọt ngoài da, vết loét trong khoang miệng, lưỡi, viêm họng, nướu hoặc áp-xe răng lợi.
Những loại hạch do viêm và nhiễm trùng thông thường sẽ mất đi khi người bệnh được điều trị với kháng sinh kháng viêm, thời gian tùy thuộc vào t́nh trạng nặng nhẹ của mỗi người. Với các bệnh lư khác như HIV, giang mai, dịch hạch, lao..., phác đồ điều trị phụ thuộc từng loại.
Căn nguyên ác tính
Không ít trường hợp, nổi hạch toàn thân là cảnh báo nạn nhân mắc ung thư và nhiều bệnh lư ác tính khác. Lúc này, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như sốt, chán ăn, đau nhức không đặc hiệu, sụt cân, đổ mồ hôi vào ban đêm. Các loại bệnh ung thư như máu, gan, mật đều có thể tấn công hệ thống hạch.
Nổi hạch toàn thân được chẩn đoán ở 2/3 trẻ em mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL) và 1/3 bệnh nhi bị bạch cầu nguyên bào cấp tính (ALM). Ngoài ra, bệnh nhân bị nổi hạch toàn thân có thể do ung thư hạch (u lympho ác tính) hoặc khối u ác tính từ bộ phận khác di căn sang hệ thống hạch bạch huyết.
Ung thư hạch chia thành 2 loại là không Hodgkin và Hodgkin. Trong đó, loại không Hodgkin thường gặp hơn và nhiều gấp 5 lần u ác tính Hodgkin. Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy năm 2018, Việt Nam có hơn 3.500 trường hợp mới mắc và hơn 2.100 ca tử vong do ung thư hạch. Đây là bệnh đứng hàng thứ 14 trong các loại ung thư.
Chúng ta cần chú ư nếu hạch sưng to ở nhiều vị trí trên cơ thể như thượng đ̣n, nách, mạc treo, trung thất... Với những bệnh nhân bị ung thư, khi sờ vào, hạch (nhất là vùng cổ) có cảm giác cứng, đặc biệt là giai đoạn khối u ác tính đă di căn.
Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Các nang hạch chắc, dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không c̣n rơ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc có thể là dấu hiệu của ung thư hạch.
Ung thư hạch khó chữa bởi các tế bào ác tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch.
Hội chứng Niemann-Pick
Nổi hạch toàn thân cũng có thể là triệu chứng của các bệnh tồn ứ lipid. Điển h́nh là hội chứng Niemann-Pick. Đây là bệnh di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng khả năng chuyển hóa chất béo (cholesterol và lipid) của cơ thể trong tế bào. Những tế bào này hoạt động sai và chết theo thời gian.
Sphingomyelin và các lipid khác tích tụ trong lá lách, gan, hạch bạch huyết và thần kinh trung ương. Sự tích tụ này dẫn đến căng lá lách, thừa chất tại hạch bạch huyết và tủy xương. Bệnh Niemann-Pick có thể ảnh hưởng đến năo, dây thần kinh, gan, lá lách, tủy xương và nghiêm trọng nhất là phổi. Những người bị mất dần chức năng của dây thần kinh, năo và cơ quan khác. Hội chứng Niemann-Pick có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.
Hiện căn bệnh này không có cách chữa trị và một số trường hợp dẫn đến tử vong. Các bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị triệu chứng và phải sống chung với nó.
Phản ứng với thuốc
Phản ứng tiêu cực khi chúng ta uống một số thuốc có thể gây nổi hạch toàn thân. Trong một vài tuần kể từ khi dùng phenytoin, một số bệnh nhân gặp phải hội chứng mở rộng hạch bạch huyết vùng hoặc toàn thân. Sau đó, họ bị phát ban, sẩn đỏ nghiêm trọng, sốt, lá lách to, vàng da và thiếu máu.
Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 2-3 tháng ngừng thuốc. Một số loại thuốc khác cũng triệu chứng tương tự như mephenytoin, pyrimethamine, phenylbutazone, allopurinol và isoniazid.
Ngoài ra, nổi hạch toàn thân c̣n có thể những nguyên nhân khác như bệnh tăng sinh bạch huyết liên quan virus Epstein-Barr (EBV), bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp ở trẻ em, bệnh sarcoidosis... Chúng ta làm việc quá sức, căng thẳng, cơ thể phải hoạt động nhiều cũng khiến hạch nổi lên và sưng to. T́nh trạng này sẽ mất đi khi chúng ta sinh hoạt điều độ lại.