Các nhà khoa học đă từ chối chia sẻ dữ liệu thô, những dữ liệu có thể đưa thế giới tới gần hơn với hiểu biết về nguồn gốc đại dịch Covid-19, NYT dẫn lời các nhà điều tra độc lập cho WHO đưa tin.
Các nhà điều tra cho biết, những bất đồng liên quan tới hồ sơ bệnh án và nhiều vấn đề khác căng thẳng tới mức đôi khi có lời qua tiếng lại ở cả hai phía.
Việc Trung Quốc liên tục khước từ tiết lộ thông tin về những ngày đầu của dịch bệnh khiến các nhà điều tra gặp khó khăn trong việc t́m ra những manh mối quan trọng giúp ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai.
Nhà dịch tễ học người Đan Mạch Thea Kølsen Fischer nói: "Nếu bạn là người chú trọng tới dữ liệu và nếu bạn là một chuyên gia th́ thu thập dữ liệu giống như bác sĩ nh́n thấy bệnh nhân và tự ḿnh khám cho họ".
Suốt 27 ngày trong tháng 1 và tháng 2, đội ngũ gồm 14 chuyên gia độc lập đă tiến hành cuộc điều tra nhằm t́m hiểu nguồn gốc đại dịch. Một số cho biết, các chuyên gia Trung Quốc rất tức giận trước những chất vấn của nhóm điều tra, cũng như yêu cầu về dữ liệu.
Giới chức Trung Quốc đă hối thúc nhóm điều tra của WHO chấp nhận báo cáo của chính quyền Trung Quốc về nguồn gốc virus, bao gồm cả quan điểm chưa được chứng minh rằng có thể dịch bệnh lan tới Trung Quốc từ nước ngoài. Trong t́nh huống ấy, các nhà khoa học WHO đáp lời rằng họ sẽ không phán xét mà không có dữ liệu.
Cuối cùng, các chuyên gia WHO t́m cách thỏa hiệp, khen ngợi sự minh bạch của chính phủ Trung Quốc, nhưng đề nghị nghiên cứu thêm về những ngày đầu của địa dịch ở Vũ Hán và cuối năm 2019.
Hiện vẫn chưa rơ liệu nỗ lực trên có hiệu quả hay không.
Giới chức Trung Quốc nói với nhóm điều tra rằng họ không có đủ thời gian để tổng hợp dữ liệu bệnh nhân chi tiết và chỉ cung cấp các bản tóm tắt. Về phía WHO, các nhà điều tra cho biết họ vẫn tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp dữ liệu thô cùng các thông tin khác.
Các thành viên trong nhóm điều tra coi chuyến đi nh́n chung là thành công bởi họ cảm thấy các cuộc đối thoại và nghiên cứu nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận rằng có quá ít thông tin để trả lời những câu hỏi quan trọng.
Đại dịch bắt đầu khi nào? Có sớm hơn tháng 12/2019?
Về câu hỏi đại dịch bắt đầu khi nào, nhóm điều tra khẳng định vẫn chưa xuất hiện bằng chứng cho thấy nó diễn ra sớm hơn thời điểm Trung Quốc công bố. Tuy nhiên, nhóm này đă gặp trở ngại v́ thiếu hồ sơ bệnh án chi tiết từ các ca bệnh thời điểm đầu.
"Chúng tôi đă đề nghị điều đó nhiều lần và họ đưa cho chúng tôi một số, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện phân tích", chuyên gia Dominic Dwyer của WHO cho biết.
Bất cứ chỉ dấu nào cho thấy đại dịch bắt đầu sớm hơn thời điểm tháng 12 năm 2019 cũng sẽ khiến Trung Quốc phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích.
Dự kiến sẽ công bố báo cáo toàn diện về những phát hiện trong vài tuần tới, nhóm điều tra WHO vẫn đang hối thúc các quan chức Trung Quốc tiến hành kiểm tra mẫu máu toàn diện để t́m hiểu xem có dấu hiệu cho thấy virus đă lây lan trước đó hay không.
Các chuyên gia cũng đề nghị Trung Quốc điều tra sâu hơn vào quá tŕnh buôn bán động vật hoang dă ở Vũ hán và khu vực lân cận để t́m manh mối về cách thức virus truyền từ động vật sang người.
Peter Daszak, chủ tịch cơ quan EcoHealth Alliance, một thành viên trong nhóm điều tra của WHO, cho hay: Chuyến đi khiến họ mệt mỏi về tinh thần và họ chấp nhận tổn thương của những ngày đầu đại dịch. Nhóm điều tra đă phỏng vấn một vài trong số những người đầu tiên nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán, cùng các nhân viên y tế.
"Thế giới không nhận ra, bạn biết đấy, rằng họ là những người đầu tiên nhiễm bệnh", Tiến sĩ Daszak nói, "Và họ đă không biết căn bệnh tệ tới mức nào".
VietBF @ Sưu tầm