Ngày Tết với những mâm cơm dâng cúng dồn dập suốt nhiều ngày nên thật khó tránh khỏi t́nh trạng đồ ăn lưu cữu trong tủ lạnh. Nhưng bạn phải thật tỉnh táo khi ăn uống nếu không muốn rước bệnh vào người.
T́nh trạng đồ ăn lưu cữu trong dịp Tết luôn là nỗi khốn khổ thường gặp của mọi nhà. Nhiều người có tính tiết kiệm khi thấy đồ ăn thừa sẽ dồn lại rồi cất trong tủ lạnh để những hôm sau lôi ra hâm nóng ăn tiếp. Tuy nhiên, chính hành động này lại có thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe theo thời gian.
Việc duy tŕ những bữa ăn dồn để qua đêm liên tiếp trong dịp Tết rất dễ khiến cơ quan nội tạng như gan, thận bị ảnh hưởng, thậm chí c̣n làm sản sinh nhiều chất gây ung thư trong cơ thể.
1. Cơm
Chắc chắn chuyện ăn cơm nguội hâm nóng trong dịp Tết là điều rất quen thuộc ở nhiều nhà. Thực tế, quá tŕnh hâm nóng cơm chưa chắc đă gây hại cho sức khỏe mà thực tế vấn đề lại nằm ở cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên. Khi cơm đă được nấu chín mà chỉ bảo quản ở nhiệt độ pḥng th́ các bào tử Bacillus cereus có thể phát triển thành vi khuẩn. Đặc biệt, cơm đă nấu mà đặt ở nhiệt độ pḥng sẽ dễ bị thiu và làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Các chuyên gia ở NHS khuyến cáo rằng, bạn nên để cơm ở nhiệt độ pḥng trong 1 giờ để làm nguội bớt cơm sau khi nấu chín, tiếp đó hăy cất cơm vào một chiếc hộp sạch, kín và giữ lạnh trong tủ lạnh. Lưu ư, bạn không nên để cơm nguội quá 1 ngày trong tủ lạnh trước khi đem hâm nóng.
Bạn cũng cần chú ư kiểm tra xem cơm có đủ nóng sau khi hâm nóng không và mỗi phần cơm nguội không nên hâm nóng nhiều lần, tốt nhất là chỉ dừng lại ở con số 1.
2. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên cũng là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp Tết. Thế nhưng, việc làm nóng lại sau khi đă chế biến sẽ làm các chất dinh dưỡng trong khoai tây bị phá hủy và dễ sinh ra chất có hại cho cơ thể. Hậu quả là bạn có thể gặp phải cảm giác buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn.
3. Thịt gà
Không nhiều người biết rằng, thịt gà v́ chứa hàm lượng protein cao nên dễ gây ra một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 - 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Vậy nhưng, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.
Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần, các protein sẽ phân huỷ và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu...
4. Trứng
Trứng cũng không phải là một loại thực phẩm tốt để làm nóng lại sau khi đă nấu chín. V́ trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein nên qua quá tŕnh xử lư nhiệt sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, việc hâm nóng lại c̣n làm sản sinh ra những chất độc có hại cho đường ruột nên bạn cần tránh ăn trứng đă để qua đêm.
5. Các loại rau lá mềm
Một số loại rau lá mềm như rau cần, rau bina... thường được chế biến cùng những món xào, luộc. Nếu c̣n thừa lại th́ nhiều nhà lại bọc kín rồi cất tủ lạnh để hôm sau mang ra xào lại ăn tiếp. Trên thực tế, các loại rau lá mềm chứa nhiều sắt và nitrat. Khi chúng được mang ra chế biến trong lần tiếp theo có thể khiến nitrat biến đổi thành nitrit - một trong những chất gây ung thư, nên vô cùng có hại cho sức khoẻ về sau.
6. Nấm
Một số loại nấm như nấm hương, nấm đông cô... khá ngon nhưng lại không thể ăn tiếp trong ngày hôm sau v́ có nhiều dư lượng nitrit sau quá tŕnh chế biến và bảo quản. Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Châu Âu th́ nấm chứa nhiều protein nên sẽ dễ dàng bị phá huỷ bởi các enzyme và vi sinh vật. Do đó, khi bạn để thừa lại nấm qua đêm, nếu trên 4 tiếng th́ nấm có thể gây ngộ độc, nặng hơn th́ suy gan...
|