Anh Quốc đă trục xuất ba điệp viên Trung Quốc đóng giả là nhà báo, một bài báo của Telegraph dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên.
Bài báo trên được đăng một ngày sau khi cơ quan quản lư phát sóng Anh Quốc Ofcom thu hồi giấy phép của một đài truyền h́nh Trung Quốc, ngay sau đó Bắc Kinh đă gửi đơn khiếu nại chính thức về việc BBC đưa tin về virus Trung Cộng, c̣n được gọi là virus corona chủng mới.
Anh trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc
Ṭa nhà Thames House, trụ sở của Cơ quan An ninh Anh Quốc (MI5) ở London, ngày 22/10/2015. (Ảnh: Peter Nicholls/Reuters)
Theo bài báo trên của Telegraph, một nguồn tin chính phủ cấp cao nói rằng ba điệp viên này đă làm việc cho ba cơ quan truyền thông khác nhau của Trung Quốc, nhưng không được nêu tên.
Họ buộc phải trở về đại lục sau khi MI5 phát hiện ra danh tính thật của họ và rằng họ là sỹ quan t́nh báo của Bộ An ninh Quốc gia Trung Cộng, theo Telegraph.
The Epoch Times chưa thể xác nhận những tuyên bố được đưa ra trong bài báo. Bộ Nội vụ Anh đă không trả lời yêu cầu b́nh luận.
Không rơ các điệp viên đă bị trục xuất khi nào.
Mối lo ngại về ảnh hưởng của Trung Cộng và các hoạt động gián điệp của đảng này ở Anh đă gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong số một số nghị sỹ thứ yếu của Đảng Bảo Thủ.
Chính phủ Anh Quốc dự kiến sẽ cập nhật luật về gián điệp vào cuối mùa xuân.
Hôm thứ Năm (04/02), Cơ quan quản lư phát thanh truyền h́nh Ofcom đă thu hồi giấy phép cho Mạng lưới Truyền h́nh Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) với lư do đài này “được kiểm soát bởi một cơ quan cuối cùng do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.” Luật phát thanh truyền h́nh của Anh Quốc không cho phép cấp phép cho các phương tiện truyền thông do các cơ quan chính trị kiểm soát.
Trong ṿng vài giờ, các quan chức của Bắc Kinh đă nộp đơn khiếu nại với BBC, cáo buộc về “tin giả” của hăng thông tấn này trong bài báo về cách Trung Cộng đă che đậy đại dịch và nguồn gốc của virus Trung Cộng.
Và hôm thứ Sáu (05/02), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Uông Văn Bân đă đánh giá phán quyết của Ofcom là “chính trị hóa vấn đề trên khía cạnh kỹ thuật” và cảnh báo rằng Trung Quốc có quyền đưa ra “phản ứng cần thiết.”
Theo tổ chức nhân quyền vô vụ lợi Safeguard Defenders, CGTN và đối tác tiếng Hoa CCTV của họ đă nhiều lần phát sóng các đoạn ghi âm về “những lời thú tội do bị ép buộc” của các cá nhân bị nhà nước này cầm tù. Tổ chức trên cho rằng việc phát sóng những tài liệu này là “bóp méo sự thật một cách cố ư và có chủ đích và là những lời nói dối rơ ràng,” vi phạm các quy tắc của Ofcom về tính khách quan và chính xác [của truyền thông].
Cựu phóng viên người Anh Peter Humphrey, một trong bốn nạn nhân bị ép phải thú tội mà tổ chức vô vụ lợi này đại diện, cho biết hành động “chưa từng có” trên của Ofcom là một “khoảnh khắc chiến thắng.”
Ông Humphrey, người từng điều hành một công ty thẩm định tập đoàn ở Trung Quốc, đă bị Trung Cộng giam giữ v́ cáo buộc mua bán dữ liệu cá nhân, những cáo buộc mà ông phủ nhận. Ông cho biết cảnh sát Trung Cộng đă đánh thuốc mê ông, trói ông vào một chiếc ghế kim loại trong một cái lồng nhỏ, và buộc ông đọc từ một bản tuyên bố viết sẵn để “thú tội.”
Anh trục xuất gián điệp Trung Quốc - Ông Peter Humphrey
Ông Peter Humphrey, cựu nhà báo và nhà tư vấn bị giam giữ ở Trung Quốc trong hai năm, nói chuyện với NTD ở Anh. (Ảnh: NTD/Ảnh chụp màn h́nh)
“Chứng kiến giấy phép bị thu hồi ngày hôm nay là một khoảnh khắc chiến thắng, không chỉ đối với tôi mà c̣n đối với tất cả các nạn nhân khác của loại lạm dụng này,” ông Humphrey nói với The Epoch Times. “Đó là một cái tát vào mặt đối với chế độ độc tài ở Bắc Kinh.”
Ông nói rằng Ofcom đang lên kế hoạch có nhiều hành động chống lại CGTN hơn nữa.
“Vẫn c̣n những h́nh phạt dự kiến liên hệ đến đơn khiếu nại của cá nhân tôi chống lại CGTN, cũng như các khiếu nại của Simon Cheng và Angela Gui, những khiếu nại này sẽ rất sớm có phán quyết cuối cùng,” ông nói.
Simon Veazey
Lê Trường biên dịch
|