Bóng thả, măng khô hay khổ qua nhồi thịt là 3 món canh mang hương vị Tết, không thể thiếu trên mâm cỗ ngày xuân dọc 3 miền đất nước.
1. Canh bóng thả
Văn hóa ẩm thực của người miền Bắc, nhất là người Hà thành thường cầu kỳ và tinh tế bởi nó hội tụ tinh hoa của đất kinh thành ngàn năm văn hiến. Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến xuân về, người Hà Nội lại càng kỳ công cho mâm cỗ ngày đoàn viên.
Canh bóng thả là một món canh ngon không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của mọi gia đ́nh Hà thành. Gọi là "canh bóng thả" v́ nguyên liệu chính của món ăn là bóng làm từ b́ lợn (da heo) nở phồng sau khi nướng nên nh́n trông giống bóng bóng thả trên mặt nước.
Canh bóng thả được chế biến cầu ḱ, gồm nước ninh xương heo hoặc gà kết hợp cùng gị sống và các loại rau củ. Trong những ngày đầu xuân, món canh có màu sắc rực rỡ tựa như lời nguyện ước một năm mới đầy sung túc và may mắn.
Cách làm
Xương lợn rửa sạch, cắt khúc, cho vào nồi ninh, khi sôi th́ hớt bọt, để lửa nhỏ. Cho gừng nướng, đập nhẹ hành khô cùng một ít muối vào nồi nước dùng. Nồi canh xương sôi lớn, vớt hết xương ra bát rồi thả lần lượt tôm, đậu Hà Lan, súp lơ, cà rốt, nấm hương cắt miếng vào.
Bóng b́ cắt thành miếng h́nh quả trám hoặc vuông cho vào sau cùng, đun sôi để rau củ chín, thêm chút gia vị cho vừa ăn th́ tắt bếp. Múc hết rau củ và bóng ra tô, khi ăn đun sôi lại nước dùng chan vào bát, thêm chút rau mùi.
2. Canh măng khô
Vào ngày Tết nguyên đán sẽ thật thiếu sót nếu trên mâm cỗ cúng lại thiếu món canh măng khô. Tô canh măng khô có hương vị đậm đà, nóng hổi được xem như món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ truyền thống của người miền Trung, cũng như các tỉnh miền Bắc.
Bát canh măng mang ư nghĩa cổ truyền, chất chứa hồn ẩm thực của người Việt xưa, đồng thời cũng là một nét văn hóa thể hiện nét truyền thống với thói quen ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như măng, khoai… Vậy nên, trong mâm cỗ cúng ngày Tết mà thiếu món canh măng khô, chẳng khác nào cội nguồn, nét truyền thống xưa bị mai một.
Cách làm
Phi hành cho thơm rồi cho măng khô đă ngâm, luộc và thái miếng vừa ăn vào xào nhỏ lửa, nêm thêm chút muối, nước mắm và một ít hạt nêm cho ngấm gia vị. Móng gị và xương sau khi sơ chế sạch sẽ cho vào ninh chín trong khoảng 30 phút.
Tiếp đến cho măng khô đă xào trước đó vào, tiếp tục ninh đến khi măng, móng gị và xương mềm nhừ, nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng là được.
3. Canh khổ qua
Giống như miền Bắc và Trung, trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam chẳng thể nào thiếu món canh khổ qua. Đúng như tên gọi, canh khổ qua mang ư nghĩa là "qua đi cái khổ", hi vọng về một năm mới may mắn và thuận lợi c̣n những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi.
Vốn món canh này không xa lạ với người miền Nam nhưng khi xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết lại trở nên ư nghĩa lạ thường. Sự xuất hiện của tô canh khổ qua khiến mọi người bỗng cảm thấy an tâm, như thể mọi khổ nhọc rồi sẽ qua, bước sang năm mới mọi việc sẽ khác.
Cách làm
Trộn chung thịt băm, nấm mèo, nấm hương, miến tàu, hành, rau mùi băm nhỏ cùng chút muối, hạt nêm, hạt tiêu và đường cho đều. Sau đó mang nhồi vào khổ qua đă nạo bỏ ruột, cắt khúc, bạn nên dùng muỗng nén chặt nhân thịt vào.
Đun trên bếp nồi nước lạnh cùng nấm rơm và khổ qua đă nhồi thịt, đến khi sôi nêm nếm lại gia vị và tiếp tục hầm khoảng 1 tiếng. Kiểm tra độ chín bằng cách dùng đũa xiên qua khổ qua, nếu thấy thấy mềm th́ bỏ lá hành, rau mùi đă thái nhuyễn vào rồi tắt bếp.
*VietBF@sưu tập