02/04/21
(CaliToday – Tổng hợp) – Cựu Tổng thống Donald Trump sẽ không làm nhân chứng trong phiên xét xử luận tội sắp tới tại Thượng viện, thẳng thắn từ chối yêu cầu của Hạ viện Dân chủ ra khai hữu thệ.
Ông Trump “sẽ không ra khai trong một thủ tục vi hiến,” phát ngôn nhân cựu Tổng thống, Jason Miller cho hay, lặp lại chủ đề bào chữa trọng tâm trong phiên xét xử luận tội.
Dân biểu Jamie Raskin (Dân chủ – Maryland) – cựu Giáo sư luật hiến pháp, người dẫn đầu hồ sơ luận tội của Hạ viện – đă gởi thư báo cho cựu Tổng thống biết, bản tóm tắt bào chữa điều khoản luận tội của ông tŕnh lên cho Thượng viện mới đây “đă phủ nhận nhiều cáo buộc sự thật,” và v́ vậy, Dân chủ yêu cầu ông ra khai sớm nhất vào thứ Hai tuần sau và trễ nhất vào thứ 5 tuần sau.
“Nếu ông từ chối lời mời này, chúng tôi sẽ giữ nguyên tất cả các quyền, bao gồm quyền tŕnh bày trước toà rằng việc ông từ chối ra khai hậu thuẫn một suy luận rất bất lợi liên quan đến những hành động (và không hành động) của ông vào ngày 6 tháng 1 năm 2021,” Rasking viết, ám chỉ đến cuộc bạo loạn diễn ra tại Điện Capitol.
Nhóm luật sư đại diện ông Trump phản pháo, chỉ trích yêu cầu trên chẳng qua là một “chiêu tṛ quan hệ công chúng.” Trong thư hồi đáp cho Raskin và nhóm công tố viên Hạ viện, luật sư Bruce Castor Jr. và David Schoen lập luận rằng, đ̣i hỏi cựu Tổng thống ra khai trước toà cho thấy, Dân chủ “không thể chứng minh các cáo buộc chống lại Tổng thống 45 của Hoa Kỳ, người bây giờ là chỉ là một công dân b́nh thường.”
“Sử dụng Hiến pháp của chúng ta để đưa ra thủ tục luận tội có mục đích quá nghiêm trọng đến nỗi phải t́m cách để chơi những chiêu tṛ này,” thư ghi.
Một cố vấn cao cấp trong toán luận tội của Hạ viện cho biết, yêu cầu ông Trump ra khai nhằm hồi đáp những tuyên bố từ luật sư Castor và Schoen trong bản tóm tắt bào chữa đầu tuần, trong đó cho rằng, cựu Tổng thống chưa bao giờ “có ư định can thiệp và thủ tục kiểm phiếu Cử tri đoàn” vào ngày 6 tháng 1, và “chưa bao giờ có bất cứ nỗ lực nào nhằm đảo ngược chứng nhận kết quả bầu cử 2020.”
Ông Trump trong nhiều tuần thúc đẩy những tuyên bố vô căn cứ về gian lận bầu cử đại trà tại những tiểu bang trọng yếu nơi Biden thắng. Trong bài phát biểu tại buổi tập hợp vào ngày 6 tháng 1, cựu Tổng thống kêu gọi người ủng hộ tuần hành về Điện Capitol và “chiến đấu hết ḿnh.”
Dân chủ muốn hỏi ông Trump các câu hỏi về những lập luận mà luật sư biện hộ đưa ra trong bản tóm tắt bào chữa. Trong hồ sơ 14 trang tŕnh lên Thượng viện, các luật sư của cựu Tổng thống cho rằng, những tuyên bố vô căn cứ của ông Trump về gian lận bầu cử, mà bị Dân chủ cáo buộc là kích động bạo loạn, được Tu chính án Thứ nhất về tự do ngôn luận bảo vệ. Tóm tắt bào chữa phủ nhận việc cựu Tổng thống đóng bất cứ vai tṛ nào trong cuộc bạo loạn đẫm máu khiến 5 người bị thiệt mạng.
Nếu ông Trump ra khai th́ các giám đốc luận tội của Dân chủ có thể sẽ chất vấn ông về những tranh căi trong bản tóm tắt bào chữa, và những câu hỏi liệu những ư kiến và tuyên bố của ông có liên quan đến bạo loạn hay không.
Hạ viện Dân chủ vào ngày 13 tháng 1 luận tội ông Trump v́ đă kích động bạo loạn tại Điện Capitol. Thượng viện sẽ bắt đầu phiên xét xử, và hai bên sẽ tranh căi vào thứ Ba tuần sau.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hoà – South Carolina) cho biết, ông có liên lạc với ông Trump. Graham gọi yêu cầu ông Trump ra làm nhân chứng “là một bước đi phô trương chính trị,” trong khi Hạ viện không gọi bất cứ nhân chứng nào trước cuộc bỏ phiếu luận tội vào ngày 13 tháng 1. Thượng nghị sĩ, đồng minh của ông Trump hy vọng, cựu Tổng thống sẽ không ra khai, v́ như vậy không “đem lại lợi ích cho bất cứ ai.”
“Nếu làm như vậy th́ đây sẽ là cơn ác mộng cho quốc gia, đây chỉ là bước phô trương chính trị và họ đă không mời ông ấy ra làm nhân chứng ở Hạ viện,” Graham nói. Sự xuất hiện của ông Trump tại phiên xét xử sẽ do t́nh nguyện, trừ phi Thượng viện bỏ phiếu bắt buộc nhân chứng.
Thượng viện Hoa Kỳ chưa quyết định liệu sẽ gọi nhân chứng hay bỏ phiếu thông qua các quy định cho phiên xét xử. Thượng viện do Cộng hoà kiểm soát trong phiên xét xử luận tội ông Trump đầu tiên đă bỏ phiếu không gọi nhân chứng.
Nếu nhân chứng được mời, các nhà lập pháp Dân chủ Hạ viện – bên truy tố hồ sơ, luật sư biện hộ và các Thượng nghị sĩ đều có thể đặt câu hỏi với nhân chứng.
Nếu một nhân chứng chống lại trát đ̣i, Thượng viện có thể bỏ phiếu trát đ̣i ra làm nhân chứng. Quốc hội thông thường trao thẩm quyền cho luật sư cuả họ yêu cầu toà liên bang thực thi trát đ̣i, nhưng những quyết định như vậy có thể mất hàng tháng hay hàng năm để giải quyết. Bộ Tư pháp của ông Trump chống lại nhiều trát đ̣i nhân chứng và tài liệu trong suốt cuộc điều tra luận tội lần đầu liên quan đến hành vi của cựu Tổng thống với Ukraine.
Một số Thượng nghị sĩ bày tỏ do dự về việc mời nhân chứng v́ làm như vậy sẽ kéo dài phiên toà.
Thượng nghị sĩ Roy Blunt (Cộng hoà – Missouri) – một trong những lănh đạo Cộng hoà tại Thượng viện – vào thứ Ba cho truyền thông hay, “một phiên xét xử có thể kéo dài sang tháng 3 hoặc tháng tư nếu có mời nhân chứng.”
Khi được hỏi về việc mời ông Trump ra làm nhân chứng, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal (Dân chủ – Connecticut) bày tỏ, ông sẽ nghiêng về hướng để các giám đốc luận tội “truy tố hồ sơ theo cách họ thấy phù hợp” nếu họ nghĩ lời khai của ông Trump sẽ “bổ sung thêm trọng lượng cho bằng chứng.”
“Không có lời giải thích vô tội cho những ǵ ông ta làm,” Blumenthal nói.
Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân chủ – West Virginia) cho rằng, nếu ông Trump ra khai th́ sẽ là “một màn tŕnh diễn hay.” Manchin từ chối trả lời liệu lời khai của ông Trump sẽ tăng thêm gía trị cho phiên xét xử hay không, cho rằng, đó sẽ là quyết định của Hạ viện.
C̣n Thượng nghị sĩ Dân chủ từ Delaware, ông Chris Coons chia sẻ với truyền thông, ông Trump ra khai “là ư tưởng tồi tệ,” v́ “Anh đă bao giờ gặp Tổng thống Trump chưa?”
Nhưng truy tố ông Trump là một thách thức cam go đối với nhóm giám đốc luân tội v́ cần phải có lá phiếu của ⅔ Thượng viện, đặc biệt sau khi 45 Thượng nghị sĩ Cộng hoà vào tuần trước bỏ phiếu đ̣i huỷ phiên xét xử v́ đưa một tổng thống măn nhiệm ra xét xử là việc làm vi hiến.
Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các lănh đạo hàng đầu của Dân chủ vẫn liên tục cho rằng, họ không nghĩ ông Trump chắc chắn sẽ được tha bổng, v́ họ vẫn tiếp tục gây áp lực cho các vị Thượng nghị sĩ Cộng hoà. “Họ không biết điều đó, họ chưa nghe tŕnh bày,” Pelosi nói vào thứ 5 khi được hỏi về số phận của ông Trump. “Chúng ta sẽ xem xem, sẽ là một Thượng viện hèn nhát hay đáng khích lệ.”
Pelosi cũng mạnh mẽ phản đối lập luận từ một số nhà quan sát, những người tỏ ra hoài nghi, sao Dân chủ lại bận tâm làm ǵ với phiên xét xử sau khi ông Trump đă măn nhiệm. “Tại sao bận tâm ư? Hăy hỏi các nhà lập quốc tại sao lại bận tâm,” Chủ tịch Hạ viện nói. “Chúng ta không thể đi tiếp cho đến chừng nào có công lư.”
Hương Giang
(Tổng hợp)