Chính phủ Anh triệu Đại sứ Myanmar tại London, lên án việc quân đội nước này bắt Aung San Suu Kyi cùng các quan chức chính phủ hôm 1/2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh hôm 1/2 thông báo Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn đă được mời tới văn pḥng Bộ cùng ngày để đề cập về cuộc đảo chính của quân đội.
"Quốc vụ khanh Anh phụ trách vấn đề châu Á Nigel Adams lên án cuộc đảo chính quân sự và bắt giam các công dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi", Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố sau đó.
Adams kêu gọi Myanmar đảm bảo an toàn cho những người bị bắt và trả tự do cho họ ngay lập tức. Ông cũng đề nghị quốc hội Myanmar được phép họp lại trong ḥa b́nh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson trước đó cũng đăng trên Twitter lên án cuộc đảo chính hôm 1/2 ở Myanmar và việc bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi. "Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lănh đạo dân sự phải được phóng thích", Johnson viết.

Quốc vụ khanh Anh phụ trách vấn đề châu Á Nigel Adams tại London hồi tháng 4/2020. Reuters.
The Elders, nhóm gồm các cựu lănh đạo thế giới do Nelson Mandela thành lập vào năm 2007, cùng ngày cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực để đưa chế độ dân sự quay trở lại Myanmar.
"Cuộc đảo chính này là sự vi phạm nghiêm trọng đối với dân chủ và pháp quyền ở Myanmar. Cộng đồng quốc tế phải làm rơ rằng các lănh đạo quân đội nắm quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ", Mary Robinson, chủ tịch The Elders và cựu tổng thống Ireland, cho biết.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tuyên bố sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi bắt loạt quan chức đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ Myanmar (NLD) với cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái. Lực lượng này cũng cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới và trao lại quyền cho bên giành chiến thắng.
Lănh đạo các nước và tổ chức thế giới đă lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp ḥa b́nh cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu t́nh phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.