Tiến hành một cuộc chiến tranh có giới hạn nhằm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể là công cụ quan trọng để ông Biden tìm cách đoàn kết người Mỹ và xoa dịu Israel.
Cuộc khủng hoảng trong long nước Mỹ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang đứng trước vô vàn khó khăn ở trong nước, tiêu biểu nhất là sự chia rẽ quốc gia hậu bầu cử và đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành vượt ngoài tầm kiểm soát.
Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Biden đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp, đảo ngược nhiều đường lối chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump với hy vọng giải quyết được các vấn đề cấp bách mà nước Mỹ đang phải đối diện.
Ông chủ mới của Nhà Trắng cũng đã thực hiện một bước đi quan trọng ở Trung Đông khi tạm thời ngừng bán vũ khí cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê Út. Mặc dù đã đưa ta nhiều tuyên bố trong chiến dịch tranh cử, ông Biden cũng chưa cho thấy động thái nào rõ ràng trong việc xử lý mối quan hệ với Iran.
Xung đột quân sự và chiến tranh đôi khi vẫn được các quốc gia lợi dụng như một công cụ hữu hiệu để giải quyết khủng hoảng trong nước, đoàn kết người dân chống lại các mối đe dọa bên ngoài và hàn gắn những vấn đề bất đồng nội bộ.
Vì vậy, theo một số nhà quan sát, Iran là mặt trận để Tổng thống Mỹ Joe Biden tính tới, có thể bằng cả những biện pháp quyết liệt như tấn công quân sự để giải quyết vấn đề nhức nhối trong nước.
Vấn đề phức tạp và quan trọng nhất đối với Mỹ chính là thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã sụp đổ do chính sách cứng rắn thời cựu Tổng thống Donald Trump và những sức ép đến từ Israel cũng như một số quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác.
Chương trình hạt nhân đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các quốc gia trong khu vực và châu Âu do nỗi ám ảnh về việc Iran dự trữ uranium ngày càng tăng. Đây sẽ là trở ngại rất lớn để thuyết phục Iran quay lại thỏa thuận với các điều kiện mới.
Iran có tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách ngoại giao của Mỹ, xuất phát từ vị trí địa chính trị, diện tích rộng lớn và vấn đề nhân khẩu học của Iran. Dưới thời Mohammad Reza Shah, Iran từng là đồng minh mạnh mẽ của Mỹ ở Trung Đông và có mối quan hệ khá tốt đẹp với Israel.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, mối quan hệ giữa hai nước diễn biến xấu đi nhưng hai bên vẫn chia sẻ cách tiếp cận chung đối với một số vấn đề khu vực, chẳng hạn như cuộc xâm lược Kuwait của Iraq hoặc quá trình triển khai quân đội Liên Xô ở Afghanistan.
Ngày nay, những bất đồng thực sự giữa Tehran và Washington đều liên quan tới lợi ích của Israel và sự lo sợ của các quốc gia vùng Vịnh.
Cuộc chiến truyền thông giữa Iran với Mỹ và các đồng minh đang bùng phát là một tín hiệu đáng lo ngại trước bất kỳ cuộc đàm phán nào. Trên thực tế, người Iran nhận ra rằng họ không thể đối đầu với Mỹ.
Washington cũng biết các tranh chấp với Tehran không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự. Cuộc chiến với Iran sẽ kéo dài vô thời hạn và tốn kém.
Vấn đề Iran có liên quan đến lợi ích của nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ ở Trung Đông. Mối quan hệ của Mỹ với vùng Vịnh bị chi phối bởi các lợi ích giữa Mỹ và Israel. Bên cạnh đó còn có Ả Rập Xê Út, cuộc chiến ở Yemen và lập trường của chính quyền Joe Biden, việc đóng băng nguồn cung vũ khí của Mỹ cho một số nước trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nhân tố phải tính tới. Quan điểm chính trị của nước này đã trở nên độc lập hơn nhưng Ankara vẫn là đối tác của Mỹ nếu các lợi ích khu vực của họ được đáp ứng và được sử dụng để chống lại sự bành trướng của Nga ở Syria và Libya.
Chính quyền Biden đang tìm cách ký kết một thỏa thuận toàn diện và mạnh mẽ hơn để đảm bảo rằng Iran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân, gồm cả tên lửa đạn đạo như một phương tiện đe dọa đối với khu vực. Tuy nhiên, lập trường của Israel vẫn là một trong những trở ngại chính cho quá trình bình thường hóa giữa Washington và Tehran.
Tel Aviv tìm cách ngăn cản việc Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hoặc bất kỳ hình thức thỏa thuận nào có thể cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân hoặc có được bất kỳ bí quyết liên quan nào.
Các lực lượng Israel được lệnh tăng cường chuẩn bị cho các hành động tấn công có thể xảy ra nhằm vào Iran trong năm tới. Không phận, lãnh thổ và căn cứ quân sự của các nước vùng Vịnh sẽ được sử dụng để chống lại các mục tiêu của Iran trong khuôn khổ các thỏa thuận bình thường hóa.
Vì vậy, bất chấp đã đưa ra nhiều tuyên bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn không từ bỏ kịch bản quân sự chống lại Iran dựa trên các chiến thuật phô trương sức mạnh, đặt các lực lượng của nước này ở khu vực vùng Vịnh trong tình trạng báo động cao.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ thường xuyên tuần tra khu vực. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) cũng thường ghé thăm các nước trong khu vực, đặc biệt là Israel. Chưa hết, Washington còn đặt ra các điều kiện khó khăn mới để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân mà họ biết Iran sẽ không chấp nhận.
Washington đang tìm cách hồi sinh các liên minh truyền thống để thiết lập một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của mình để đối đầu với Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên. Đây là một dấu hiệu cho thấy lợi ích của châu Âu trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó có vấn đề hạt nhân Iran.
Ông Biden sẽ leo thang xung đột với Nga và áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt, với lý do nước này tấn công mạng vào các trang web nhạy cảm của Mỹ, vì ông coi đây là mối đe dọa lớn nhất đối với Washington.
Rõ ràng, ông Biden đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp ở cả trong nước và trên toàn cầu.
Trên khía cạnh đối nội, có một số thách thức to lớn, điển hình như sự chia ngày càng tăng trong lòng nước Mỹ có nguy cơ đe dọa tới nền dân, sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 cũng như sự suy giảm kinh tế tiềm ẩn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tổng thống Biden và chính quyền của ông không thể bỏ qua tất cả những vấn đề này.
Do đó, vấn đề Iran có thể là công cụ quan trọng để ông Biden tìm cách đoàn kết người Mỹ và xoa dịu Israel cũng như lấy lòng người Do Thái ở Mỹ bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh có giới hạn nhằm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
VietBF @ Sưu tầm