Cá dù rất ngon, rất bổ nhưng bạn cần tránh động tới những bộ phận sau nếu không muốn rước cả ổ ký sinh trùng vào cơ thể.
Nhắc đến cá thì chắc hẳn ai cũng cảm thấy loại thực phẩm này rất quen thuộc. Cá vừa mềm lại thơm ngon và còn là món ngon trên bàn ăn của nhiều gia đình. Nhưng vì cá sống trong nước nên có thể tiềm ẩn rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn.
Dưới đây là 3 vị trí "bẩn" nhất của cá mà bạn nên tránh ăn để bảo vệ sức khỏe đường ruột của mình.
1. Đầu cá
Đầu cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, đầu cá cũng là một vị trí khá bẩn và hoàn toàn có thể nhiễm ký sinh trùng lẫn chất độc hại khi nuôi trong môi trường ao hồ.
Đặc biệt, khi mua cá mà thấy phần đầu có mùi khó chịu như mùi dầu hỏa hay thuốc trừ sâu thì loại cá này có thể đã bị nhiễm độc kim loại nặng. Dù cho bạn có làm sạch và chế biến kỹ cũng không thể loại bỏ hết độc tố được.
2. Lớp màng đen trong bụng cá
Đây thực chất là lớp bên trong phúc mạc của cá, đóng vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng. Dù vậy, nhiều người lại không biết cách loại bỏ lớp màng đen này nên khiến món cá bị đắng và nặng mùi sau khi chế biến.
Lớp màng đen mỏng này còn là sự lắng đọng của các chất độc hại khác nhau trong bụng cá. Nếu là cá nuôi tự nhiên thì không có vấn đề gì, nhưng nhiều loại cá nuôi ở môi trường ô nhiễm sẽ khiến bạn nuốt phải ký sinh trùng lẫn vi khuẩn vào cơ thể.
3. Mật cá
Một vị trí nữa cũng tiềm ẩn nhiều chất bẩn của cá chính là mật cá. Mặc dù trong dân gian đồn thổi mật cá có thể chữa bách bệnh nhưng điều này vẫn chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định. Thậm chí, có chuyên gia còn từng khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ. Do mật cá là nơi cung cấp các men, enzyme và chứa lượng độc tố tetrodotoxin, có thể gây hại lên hệ thần kinh, suy hô hấp, rối loạn hành vi...
VietBF @ Sưu tầm