Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kết thúc nhiệm kỳ 4 năm và rời khỏi Ṭa Bạch Ốc hôm thứ Tư (20/1 theo giờ Mỹ). Ông Lư Mộc Thông – Giám đốc của tờ Taiwan Daily, cựu chủ tịch Hội quán Đài Loan Los Angeles (Taiwan Center Foundation of Greater Los Angeles), đă đăng tải bài viết tổng kết 4 năm hoạt động chính trị của Tổng thống Trump, gửi lời cảm ơn sâu sắc cho những cống hiến mà ông đă làm cho nước Mỹ cũng như người dân Đài Loan và toàn thế giới.
Ông Lư nhận định, thành tựu chính trị nổi bật nhất của Tổng thống Trump là “bóc trần từng lớp mặt nạ giả tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho thế giới nh́n thấu bộ mặt thật của ĐCSTQ”. Ngoài ra, ông Trump đă khởi động cuộc chiến toàn diện nhằm “tiêu diệt ĐCSTQ”, đánh cho ĐCSTQ “lên bờ xuống ruộng”, bóp nghẹt dă tâm thống trị thế giới của ĐCSTQ. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết:
Chính sách xoa dịu ĐCSTQ” của các đời Tổng thống trước đó
Hơn nửa thế kỷ trước, Tổng thống Richard Milhous Nixon khởi động sách lược Liên Trung kháng Nga (liên minh với ĐCSTQ chống lại Liên Xô), Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng t́nh hữu nghị với Trung Quốc, thực hiện “Chính sách thân Trung Quốc” kể từ đó. Sau khi Liên Xô tan ră vào cuối năm 1991 đưa nước Mỹ trở thành siêu cường của cả thế giới, nước Mỹ vẫn áp dụng “chính sách xoa dịu” đối với Trung Quốc: Cho rằng “sau khi giúp Trung Quốc cải thiện kinh tế, ĐCSTQ đương nhiên sẽ tiến tới dân chủ hóa”. Do vậy, các đời tổng thống trước đây của Hoa Kỳ đều rất nhiệt t́nh trong việc giúp đỡ ĐCSTQ.
Sau khi phát sinh vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 khiến cả thế giới chấn động, Hoa Kỳ đă áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, chỉ trong ṿng chưa đầy một tháng, Tổng thống Bush cha đă cử một đặc phái viên đến Bắc Kinh để xoa dịu ĐCSTQ. Tất cả các biện pháp trừng phạt được áp dụng trong ba tháng trước đó đều trở về con số không. Trong thời gian Tổng thống Bill Clinton nắm quyền, Trung Quốc đă có được công nghệ tên lửa đạn đạo quan trọng từ Hoa Kỳ, giúp Trung Quốc phát triển thành một cường quốc trong lĩnh vực quân sự.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO dưới sự giúp đỡ của Tổng thống Bush con, điều này giúp Trung Quốc thu về lượng ngoại hối khổng lồ mỗi năm, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Tổng thống Obama càng tỏ ra yếu đuối và bất lực đối với ĐCSTQ, cho phép ĐCSTQ thâm nhập vào Hoa Kỳ về mọi mặt. Một lượng lớn sinh viên Trung Quốc đă bước chân vào các trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Mỹ để ăn cắp công nghệ kỹ thuật cao. Lượng lớn viện Khổng Tử được thành lập tại nhiều trường đại học khác nhau ở Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy lư tưởng chủ nghĩa xă hội và tính ưu việt của chính quyền ĐCSTQ độc tài. Điều tồi tệ nhất là một số quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ đă gián tiếp bị ĐCSTQ mua chuộc bằng tiền hoặc mỹ nữ. Nổi bật nhất trong đó là Hunter Biden – con trai của ông Joe Biden, Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại thời điểm đó, đă nhận được một khoản tiền lớn từ ĐCSTQ.
Nguyên khí ĐCSTQ tổn hao trầm trọng dưới thời Tổng thống Trump
Sau khi TT Trump nhậm chức vào năm 2017, ông nói với người dân Mỹ rằng “chính sách xoa dịu” Trung Quốc của các đời Tổng thống trước đó là một sai lầm lớn. Sau khi kinh tế Trung Quốc được cải thiện đáng kể, vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ĐCSTQ đă không hướng đến nền dân chủ. Thay vào đó, nó thậm chí c̣n trở nên độc tài và tàn bạo hơn.
Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Trump vạch trần dă tâm muốn thống trị thế giới của ĐCSTQ. Chính quyền TT Trump tuyên bố thẳng thừng rằng “ĐCSTQ là kẻ thù của Hoa Kỳ”. “Chính sách Trung Quốc” của Hoa Kỳ cũng đă thay đổi từ “chính sách xoa dịu” thành “chính sách tiêu diệt ĐCSTQ”.
Tổng thống Trump nói được làm được. Năm 2018, ông đă phát động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tiếp đó đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt ĐCSTQ, bao gồm cấm xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc, đưa các công ty M” rời khỏi Trung Quốc và trừng phạt các quan chức Trung Quốc bức hại nhân quyền, lệnh cho các sinh viên Trung Quốc có bối cảnh quân đội phải rời khỏi nước Mỹ, bắt giữ lượng lớn gián điệp Trung Quốc, nghiêm khắc ra lệnh cho các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc thương mại của Hoa Kỳ…
Trên trường quốc tế, TT Trump đă khởi xướng Chiến lược Ấn Độ – Thái B́nh Dương và mời Nhật Bản, Australia, Ấn Độ liên minh với Mỹ đối phó với Trung Quốc. Những biện pháp này đă khiến nguyên khí của ĐCSTQ tổn thương nghiêm trọng, tiêu giảm thói hung hăng ngang ngược của ĐCSTQ.
Sự bùng nổ kinh tế lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump bắt đầu thực hiện chương tŕnh nghị sự “Nước Mỹ trên hết”. Dưới sự lănh đạo của ḿnh, ông đă áp dụng chính sách kinh tế mới tập trung hoàn toàn vào phúc lợi của người lao động Mỹ; tăng việc làm và tiền lương thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế và nới lỏng quản chế. Trước khi xảy ra dịch bệnh, Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp đă ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, mức lương và giá trị ṛng của các hộ gia đ́nh gia tăng đáng kể. Sự bùng nổ kinh tế kiểu này chưa bao giờ xảy ra kể từ những năm 1950.
Thúc đẩy phát triển ḥa b́nh mang tính đột phá ở Trung Đông
Vào ngày 15/9 năm ngoái, Tổng thống Trump đă chào đón đại diện của Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại Ṭa Bạch Ốc, đồng thời chứng kiến việc kư kết các thỏa thuận b́nh thường hóa quan hệ giữa Israel với Bahrain và UAE. Động thái này là một bước đột phá trong việc đạt được thỏa thuận “ḥa b́nh Trung Đông” và là một cột mốc mang tính lịch sử.
Tổng thống nói rằng “nhiều quốc gia sẽ theo dơi và kư nhiều hiệp định ḥa b́nh hơn”. Quả nhiên, ngày 23/10, ông Trump tuyên bố Sudan sẽ bắt đầu thiết lập quan hệ b́nh thường hóa với Israel. Có thể thấy trước rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều quốc gia Ả Rập đạt được thỏa thuận ḥa b́nh với Israel và từng bước hướng tới mục tiêu “Ḥa b́nh ở Trung Đông”.
Kể từ khi Israel thành lập năm 1948, giữa Israel và các nước Ả Rập vẫn luôn ở trong t́nh trạng chiến tranh. Đây là sự tiếp nối của hơn 2000 năm lịch sử, các nước Ả Rập đă thề sẽ xóa sổ Israel, trong khi Israel cũng kiên quyết ra sức bảo vệ chính ḿnh. Cứ thế, hai bên vẫn luôn xem nhau như kẻ thù, nếu muốn hóa giải thành kiến, thiết lập một mối quan hệ ḥa b́nh và ổn định giữa hai bên gần như là điều không thể. Ấy vậy, ông Trump đă thành công trong việc thúc đẩy “chung sống ḥa b́nh” giữa hai bên, không nghi ngờ ǵ khi nói rằng đây là một thành tựu lớn của Tổng thống Trump trong lĩnh vực ngoại giao.
Đài Loan: Từ “kẻ gây rối” trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ
Hạnh phúc của Đài Loan luôn là một trong những trọng tâm quan tâm hàng đầu của những người Mỹ gốc Đài Loan. Khi Hoa Kỳ đưa ra chiến lược “liên minh với Trung Quốc cùng chống lại Nga” và tỏ thái độ thân thiện với ĐCSTQ, th́ quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ đă rơi vào t́nh thế khó xử. Đài Loan luôn bị coi là ḥn đá cản đường trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ – Trung. Một số người cực đoan thân ĐCSTQ thường phỉ báng Đài Loan là “kẻ gây rối”.
Vào tháng 11/2011, dưới thời chính quyền Obama, tờ New York Times đă đăng một b́nh luận gợi ư rằng: “Hoa Kỳ có thể chấm dứt bảo vệ Đài Loan và ngừng bán vũ khí cho Đài Loan để đổi lấy việc Trung Quốc hủy bỏ khoản nợ 1,14 ngh́n tỷ USD của Mỹ”. Đáng sợ hơn nữa là theo thông tin của WikiLeaks, Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó đă đáp lại: “Tôi đă nh́n thấy nó. Tôi nghĩ điều này rất thông minh, chúng ta hăy thảo luận nhé!”. Có thể thấy Đài Loan đang ở trong t́nh huống ác liệt như thế nào.
Sau khi ông Trump nhậm chức, t́nh h́nh đă được cải thiện nhanh chóng. Trước tiên, ông đă có một cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trước ngày nhậm chức, và nó đă trở thành tin tức quốc tế. Thời điểm đó c̣n có rất nhiều người vốn không hay biết Đài Loan nằm ở đâu, kết quả một lượng lớn người t́m kiếm “Đài Loan” trên mạng.
Sau khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Trump đă tấn công mạnh mẽ ĐCSTQ trong khi xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan. Về mặt quốc pḥng, Tổng thống Trump đă bán hơn 14 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan trong 4 năm nhiệm kỳ, nhiều hơn tổng số của chính quyền Obama trong 8 năm nhiệm kỳ. Hơn nữa, các vũ khí được Tổng thống Trump phê duyệt bao gồm máy bay không người lái MQ-9 Reaper, máy bay chiến đấu F16-V, tên lửa AGM-84 Harpoon và các vũ khí tấn công mới cao cấp khác, giúp tăng cường hiệu quả khả năng tự vệ của Đài Loan. Hơn nữa, mới đây một tài liệu bí mật an ninh quốc gia được giải mật trước 30 năm của Mỹ tiết lộ “chiến lược Ấn Độ – Thái B́nh Dương” của chính quyền Trump, liệt Đài Loan là đối tác chuỗi đảo đầu tiên và trở thành một trong những mục tiêu mà quân đội Mỹ phải bảo vệ. Điều này cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Tổng thống Trump đối với an ninh của Đài Loan.
Về mặt kinh tế, vào tháng 5 năm ngoái công ty sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan TSMC đă thông báo rằng họ sẽ thành lập một nhà máy ở Arizona, Hoa Kỳ, động thái này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất Đài Loan khác thành lập nhà máy tại Hoa Kỳ. Ngược lại, các nhà sản xuất công nghệ của Mỹ như Apple, Google, Micron cũng đă đến Đài Loan để đặt nhà máy, và Microsoft sẽ thành lập trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Đài Loan. Cho thấy các trao đổi kinh tế quy mô lớn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đang được tiến hành.
Về mặt ngoại giao, gần đây ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ thời chính quyền TT Trump, tuyên bố mọi hạn chế trao đổi giữa cơ quan hành pháp Mỹ và giới chức Đài Loan sẽ được dỡ bỏ. Trước đây, Hoa Kỳ áp đặt các hạn chế đối với ḿnh để xoa dịu ĐCSTQ, th́ nay cuối cùng đă được gỡ bỏ toàn bộ, cho phép chính phủ hai nước giao tiếp cởi mở và b́nh thường hóa quan hệ Mỹ-Đài.
Vị trí lịch sử của Tổng thống Trump
Dựa trên những thảo luận trên, Tổng thống Trump là Tổng thống “có nhiều thành tựu nhất” từ sau cố Tổng thống Ronald Reagan. Tổng thống Reagan được công nhận là nhân vật chủ chốt trong việc thúc đẩy sự tan ră của đế quốc Xô viết, và Tổng thống Trump cũng sẽ được xem là nhân vật chủ chốt “xóa sổ chính quyền tà ác ĐCSTQ”. Hơn nữa, sự quan tâm của Tổng thống Trump đối với Đài Loan là điều mà tất cả mọi người đều đă thấy rơ. Có thể nói ông là vị tổng thống Mỹ thân thiện nhất với Đài Loan từ trước đến nay.
Cảm ơn ngài, Tổng thống Trump!
Vũ Dương