Một ủy viên của Uỷ ban cho biết rằng, dù Hà Nội đă có những tiến bộ và hợp tác với Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trong năm 2020, nhưng Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, yêu cầu họ phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm và tôn giáo trong năm 2021.
Tiến sĩ James Carr, Uỷ viên của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIR). Photo USCIRF.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt dịp đầu năm 2021, Uỷ viên James Carr của USCIRF nói rằng trong năm qua đă chứng kiến một số thành tựu đáng kể giữa USCIRF và chính quyền Việt Nam.
Ông nói:
“Trong năm 2020, chúng tôi rất vui v́ cuộc tái định cư của những người H’mong theo đạo Tin Lành, những người trước đó bị xem là người không có quốc tịch và là nạn nhân của sự kỳ thị tôn giáo. Chúng tôi khuyến khích chính phủ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để hỗ trợ việc tái định cư của các nhóm dân tương tự khác.”
Vào đầu năm 2020, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đă chính thức xác nhận tư cách công dân địa phương cho 521 người H’mong theo đạo Tin lành ở Tiểu Khu 179, xă Liêng Srônh, huyện Đam Rông, chấm dứt t́nh trạng “vô quốc gia” kéo dài 21 năm.
Tiến sĩ Carr cho biết thành tựu quan trọng này nhờ vào sự vận động và hỗ trợ pháp lư quốc tế của các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, trong đó BPSOS.
Một thành tựu khác, tiến sĩ Carr nói, là việc chính quyền Việt Nam phóng thích mục sư A Đảo vào tháng 9/2020, người bị bắt giam sau khi tham dự một hội nghị về tự do tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, USCIRF vẫn quan ngại v́ c̣n rất nhiều tù nhân tôn giáo mà chính quyền Việt Nam chưa chịu phóng thích và việc chính quyền sách nhiễm các nhóm tôn giáo chưa được nhà nước công nhận.
“Chúng tôi rất buồn là ông Nguyễn Bắc Truyển, Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, người bị kết án 11 năm tù, vẫn chưa được phóng thích. Chúng tôi rất quan ngại rằng ông ấy vẫn c̣n bị giam cầm.”
“Chúng tôi cũng lo ngại rằng nhà chức trách trên khắp Việt Nam vẫn tiếp tục nhắm mục tiêu vào các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả tín đồ Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Ḥa Hảo. Tôi không hiểu tại sao các nhóm nhỏ này vẫn bị nhắm mục tiêu trong khi họ, cũng như hầu hết mọi người trên thế giới đều có quy tắc đạo đức và họ chỉ thực hành các quy tắc này, thế mà chính quyền Việt Nam lại quá bận tâm v́ các nhóm nhỏ đó?”
Khi được hỏi về các ưu tiên của USCIRF đối với Việt Nam trong năm 2021, Uỷ viên Carr nói:
“Chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam từ bỏ những hành vi quấy rối đối với những cộng đồng tôn giáo ở nông thôn và cả những nhóm tôn giáo thuộc dân tộc thiểu số. Và v́ vậy chúng tôi rất lo ngại về sự quấy rối liên tục của chính quyền đối với các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam.”
Tiến sĩ Carr cho biết rằng USCIRF sẽ tiếp tục lên tiếng và gây áp lực để giới lănh đạo Hà Nội trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển, người được USCIRF bảo trợ vào tháng 11/2019, và vận động để chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị khác.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng để ông ấy được tự do. Và chúng tôi sẽ làm mọi cách để gây áp lực lên chính phủ Việt Nam để trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo.”
“Thật xấu hổ khi một quốc gia mạnh như Việt Nam lại đi bỏ tù những người đang cố gắng thực hành các quy tắc đạo đức theo tôn giáo của họ.”
Từ năm 2007 cho đến nay qua các báo cáo thường niên, USCIRF liên tục đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) v́ cho rằng nước này vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.
Chính quyền Việt Nam cho rằng các báo cáo của USCIRF “vẫn có những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng!”.
Năm ngoái, báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng những người soạn thảo các báo cáo của USCIRF đă “sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, và dựa vào đó để đánh giá.”