Vị tướng quyền uy nhất nước Việt từng làm thái giám. Đó là Lư Thường Kiệt. Ông là vị tướng kiệt xuất phá Tống, b́nh Chiêm, giữ b́nh yên cho Đại Việt trong nhiều năm - là một hoạn quan.
Lư Thường Kiệt (1019 - 1105) là một nhà chính trị, quân sự thời Lư. Ông làm quan qua 3 triều Lư Thái Tông, Lư Thánh Tông, Lư Nhân Tông. Là một danh tướng, sự nghiệp của ông nổi bật với ba chiến công: Chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Ông được coi là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Tranh vẽ Lư Thường Kiệt của Tạ Huy Long.
Một số nguồn nói Lư Thường Kiệt là một hoạn quan. Sách Ngàn dặm quan san (NXB Hội nhà văn) đề cập đến vấn đề này trong bài viết "Sử có chép Thái úy Lư Thường Kiệt là thái giám?". Tác giả Như Tô viết: "Về việc ghi chép Thái úy Lư Thường Kiệt là hoạn quan, mấy pho sử nước ta đều chép rất kỹ". Tác giả dẫn chứng từ sử sách các đời.
Đại Việt sử kư toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục có viết: "Khi c̣n ít tuổi, v́ vẻ mặt tươi đẹp được sung làm hoàng môn chi hậu theo hầu Thái Tông".
Trong Đại Việt sử kư toàn thư - Bản kỷ có nhắc: "Mùa đông, tháng 10, ban tiền cho Phạm Ứng Mộng, bảo tự hoạn để vào hầu. Trước đó, vua nằm mơ đi chơi thấy thần nhân chỉ một người bảo vua: Người này có thể làm Hành khiển".
"Tỉnh dậy, không biết là người nào. Một hôm tan buổi chầu, vua ngự ra ngoài thành, thấy một người con trai theo học ở cửa nam thành, h́nh dáng giống hệt người trong mộng, vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối giống như những lời trong mộng. Vua muốn trao cho chức Hành khiển, nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban tên là Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức Hành khiển. Đó là bắt chước lệ cũ của triều Lư, dùng Lư Thường Kiệt và Lư Thường Hiến vậy".
Đại Việt sử kư tiền biên cũng được trích dẫn: "Khi c̣n ít tuổi, v́ tướng mạo đẹp, tự thiến, sung chức hoàng môn chi hậu".
Từ tư liệu ấy, Tư Nhô cho rằng: "Đủ thấy việc Lư Thường Kiệt tịnh thân nhập cung là có thực". Tác giả cũng lư giải chức quan "hoàng môn chi hậu" là cách viết khác của chức "chi hậu hoàng môn". Đây là chức quan của hoạn quan đời nhà Tống bên Trung Quốc, ban đầu gọi là "chi hậu điện đầu", sau đổi thành "chi hậu hoàng môn".
Đại Nam thực lục chép lời của vua Minh Mệnh: "Tựu trung Lư Thường Kiệt nhà Lư tuy ưu việt về phần vơ lược, nhưng xuất thân từ hoạn quan".
Ngoài việc dẫn sách sử ghi chép về Lư Thường Kiệt là hoạn quan, sách Ngàn dặm quan san cũng có các bài viết liên quan đến danh tướng này, như: "Thái úy Lư Thường Kiệt đánh Tống?", "Làm cỏ thành Ung Châu".
VietBF@ sưu tầm.