Các nhà phân tích của tờ Al-Monitor cho rằng TT Thổ Erdogan đă tức giận với cáo buộc Mỹ ủng hộ cuộc đảo chính bất thành năm 2016 và hấp tấp ra quyết định mua S-400 từ Nga.
Mới đây, tờ Al-Monitor đăng tải bài viết nhan đề: "Turkey sticks to its guns on Russian S-400s despite US sanctions" (tạm dịch: V́ sao Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp hệ thống S-400 của Nga vào năng lực quân sự bất chấp trừng phạt của Mỹ) của tác giả Semih Idiz.
Nhằm đem lại cho độc giả một góc nh́n tương đối sắc bén từ trong chính Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới các toan tính của Ankara trong thương vụ mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Bị Mỹ "phủ đầu", Thổ vẫn "cứng đầu cứng cổ"
Liên quan tới thương vụ S-400, Washington nói rằng khí tài của Nga đe dọa các tiêm kích F-35 tối tân của NATO, thứ vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang mong muốn sở hữu và muốn Ankara đảm bảo rằng S-400 sẽ không được kích hoạt.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đă "tiên hạ thủ vi cường", tiến hành thử nghiệm S-400 tại thành phố Sinop thuộc Biển Đen vào tháng 10/2020.
Động thái này đă thổi bùng sự tức giận của quốc hội Mỹ, khiến họ buộc phải áp đặt các lệnh trừng phạt. Nhưng quyết định trừng phạt của Mỹ nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/12 rơ ràng chỉ khiến đường lối của Ankara trở nên cứng rắn hơn.
Ankara hiện vẫn đang tỏ rơ quyết tâm trong việc trang bị hệ thống pḥng không S-400 do Nga sản xuất. Tổng thống Erdogan và các thành viên trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nhấn mạnh rằng Ankara sẽ "không cúi đầu" trước áp lực từ Mỹ hoặc Châu Âu về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cũng tuyên bố rằng các hành động trả đũa nhằm vào Washington đang được tiến hành.
Các nhà phân tích cho rằng động thái tiếp theo để xoa dịu cuộc khủng hoảng sẽ đến từ Ankara, nhưng khả năng này dường như không thực tế.
H́nh ảnh vụ phóng thử tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải trên mạng xă hội ngày 16/10/2020.
Ngành CNQP của Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng?
Ông Ismail Demir, người đứng đầu cơ quan mua sắm công nghiệp quốc pḥng của Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không ngăn cản ngành công nghiệp quốc pḥng đang phát triển nhanh chóng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trích dẫn "chỉ thị của Tổng thống Erdogan", ông Demir cũng nhắc lại rằng sẽ không có thay đổi nào đối với thương vụ S-400 khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đang nhằm vào SSB, bản thân ông và một số giám đốc điều hành cấp cao của cơ quan này.
"Bộ Quốc pḥng (Thổ Nhĩ Kỳ) và ngành công nghiệp quốc pḥng của chúng ta không nằm trong phạm vi hoạt động của nó (trừng phạt)".
Người đứng đầu SSB vẫn lạc quan về tương lai, khẳng định: "Dưới sự lănh đạo của tổng thống (Erdogan), ngành công nghiệp quốc pḥng của chúng tôi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa".
Nhà phân tích chính sách đối ngoại Cansu Camlibe cho rằng "không có chỗ cho sự tự măn như vậy" khi SSB có mối liên kết trực tiếp với ông Erdogan và là cơ quan mua sắm quân sự chính của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Với bước đi này, Washington đă… biến việc đối phó với SSB trở thành "radioactive matter" (tạm dịch: hiểm họa phóng xạ) đối với các quốc gia coi trọng thương mại của họ với Mỹ.
Ngay cả khi Ankara có t́m cách lách luật và thành lập một cơ quan mua sắm mới nhằm thay thế SSB, th́ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt sẽ buộc nhiều quốc gia phải xa lánh Thổ Nhĩ Kỳ".
Hấp tấp "phản đ̣n" Mỹ?
Tuy nhiên ngay trong chính Thổ Nhĩ Kỳ, sự hoài nghi đang ngày càng lan rộng về lư do tại sao phải cố "chịu đấm ăn xôi" để sở hữu S-400. Nhiều nhà phân tích không rơ những hệ thống này sẽ được triển khai ở đâu và sứ mệnh của chúng là ǵ.
Nhà b́nh luận chính trị Fikret Bila cho rằng các câu hỏi về lư do tại sao thương vụ S-400 được tiến hành và tại sao các hệ thống vẫn chưa được triển khai và kích hoạt vẫn chưa được giải đáp:
"S-400 được mua trước sự phản đối của Mỹ, v́ vậy người ta ước tính rằng lợi ích thu được từ thương vụ này sẽ lớn hơn thiệt hại phát sinh, đặc biệt là quan hệ với Washington.
Tuy nhiên, nếu không quá cần thiết, th́ tại sao lại phải mua S-400? Tại sao phải chi 2,5 tỷ USD cho chúng vào thời điểm đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế?"
Nhiều người Thổ cũng tranh căi về tuyên bố của Ankara rằng lư do quan trọng là công nghệ mà ngành CNQP Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thu được từ thỏa thuận S-400 khi không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow đă sẵn sàng chuyển giao các bí mật quân sự và công nghệ điện tử nhạy cảm.
Kế hoạch hiện đại hóa Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) cũng đă bị giáng một đ̣n đau sau khi Mỹ loại bỏ họ khỏi chương tŕnh F-35. Ankara hiện đang đau đầu với các lựa chọn thay thế để đáp ứng nhu cầu về tiêm kích hiện đại.
Nếu mua tiêm kích từ Nga và Trung Quốc, Ankara có thể phải đối mặt với những phức tạp mới trong quan hệ với Washington và NATO. Nói cách khác, thương vụ S-400 đang nhanh chóng trở thành gánh nặng, một "gông cùm" đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
T́nh thế khó xử của Erdogan là ông không thể đảo ngược t́nh thế mà không làm mất uy tín chính trị ở trong nước, gián tiếp "cung cấp đạn dược" cho phe đối lập.
Có lẽ câu hỏi liên quan tới thương vụ S-400 ngay từ đầu là về vấn đề chính trị hơn là quân sự. Bị thúc đẩy bởi sự "mất ḷng tin sâu sắc" của cá nhân ông Erdogan đối với phương Tây, Ankara dường như đă hấp tấp mua khí tài quân sự từ Nga mà không cân nhắc tới hậu quả.
Nhà phân tích cao cấp tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Châu Âu Asli Aydintasbas nhận xét:
"S-400 chưa bao giờ có ư nghĩa đối với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đă có các hệ thống pḥng không được tích hợp với các phần cứng quân sự khác của NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và hoàn toàn không tương thích với hệ thống của Nga.
Vào thời điểm quyết định tiến hành thỏa thuận, (ông) Erdogan đă tức giận với điều mà ông cho là sự ủng hộ của Mỹ đối với một cuộc đảo chính bất thành chống lại ông vào năm 2016".
Có hay không phương án "gỡ rối"?
Các quan chức ngoại giao cao cấp đă nghỉ hưu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đă tham gia vào cuộc tranh luận ngày càng gia tăng của công chúng nước này và đang đề xuất "lối ra" khỏi t́nh huống có thể trở thành cực kỳ khó khăn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một tuyên bố chung, 3 cựu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại NATO là các ông Ahmet Uzumcu, Mehmet Fatih Ceylan và Umit Pamir cho biết bế tắc hiện tại giữa Ankara và Washington "phải và có thể được khắc phục bằng một phương thức cho - và - nhận của cả hai bên":
"Vấn đề của S-400 có thể được giải quyết thỏa đáng nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra cam kết không kích hoạt hệ thống này, điều mà NATO có thể kiểm chứng được và Mỹ đưa ra quyết định song song để đảo ngược việc loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương tŕnh F-35 và các lệnh trừng phạt.
Các động thái ḥa giải như vậy cần được bổ sung bằng một quyết định đoàn kết của NATO trong việc cho phép Thổ Nhĩ Kỳ được chia sẻ công nghệ một cách hào phóng để tham gia sản xuất chung các hệ thống pḥng không".
Trong khi một động thái như vậy dường như là cách duy nhất để thoát khỏi bế tắc, có những trở ngại nghiêm trọng cần phải vượt qua đó là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "tái ḥa nhập" với phương Tây, không chỉ về quân sự mà c̣n về "dân chủ, nhân quyền và pháp quyền".
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Joe Biden đă chỉ ra rằng những cân nhắc này sẽ là ưu tiên đối với chính quyền của ông. Nhưng có nhiều người nghi ngờ rằng chính phủ của ông Erdogan có thể giải quyết "khúc mắc" này.
Lèo lái "con tàu" Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi "sự cố S-400" cuối cùng vẫn đ̣i hỏi một ông Erdogan chấp nhận thay đổi, ít bốc đồng hơn và ḥa hợp hơn với các đồng minh khác trong NATO.
Nhà phân tích Aydintasbas đánh giá ông Erdogan là một người thực dụng, người "có thể lùi bước và thay đổi hướng đi nếu không thể đạt được kết quả".
Tuy nhiên, quyết tâm mà Erdogan đă hấp tấp đưa ra trong quá khứ về những vấn đề mà ông rất tin tưởng không thể bị đánh giá thấp. Thỏa thuận S-400 mà ông kư với Nga bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Washington là điển h́nh của điều này.
VietBF @ Sưu tầm