Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tuyên bố đột phá mới nhất trong nỗ lực ngoại giao đại diện cho Tel Aviv của ông, khiến quan hệ chính thức giữa Israel và thế giới Ả Rập đă mở rộng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất ở phía Đông cho tới Ma-rốc ở phía Tây, sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, bởi cuộc xung đột bị quên lăng bên ŕa sa mạc đă nóng trở lại và quyết định công nhận yêu sách chủ quyền Tây Sahara của Rabat từ phía ông Trump.
Thỏa thuận của Trump
Quan hệ chính thức giữa Israel và thế giới Ả Rập đă mở rộng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất ở phía Đông cho tới Ma-rốc ở phía Tây. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tuyên bố đột phá mới nhất trong nỗ lực ngoại giao đại diện cho Tel Aviv của ông.
Ma-rốc, vương quốc lâu đời nhất của thế giới Ả Rập, nơi quốc vương được trang trọng gọi bằng danh xưng "Amir al-Mu'minin" (tạm dịch "thủ lĩnh của những tín đồ trung thành"), đă trở thành quốc gia thứ tư trong thế giới Ả Rập thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel (sau UAE, Bahrain và Sudan).
Đây là bước đột phá với cả Israel và Ma-rốc. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nằm ở chỗ, theo thỏa thuận, ông Trump công nhận yêu sách chủ quyền của Ma-rốc ở Tây Sahara. Vùng lănh thổ, với diện tích nhỉnh hơn Anh quốc, cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Mặt trận Polisario, một phong trào dân tộc do Algeria hậu thuẫn, vốn đă theo đuổi độc lập suốt hơn 40 năm.
Ông Trump can thiệp vào khu vực giữa thời điểm hai bên đều có những động thái gây hấn và làm tăng nguy cơ tái khởi động một cuộc chiến đă kết thúc 3 thập kỷ trước.
Năm 1975, một cuộc xung đột đă nổ ra khi Ma-rốc nhảy vào Tây Sahara sau thời điểm Tây Ban Nha rút đi, từ bỏ vùng thuộc địa này. Polisaro, bên được Liên Hợp Quốc công nhận là đại diện hợp pháp cho người Sahrawi, kiên quyết kháng cự - nhưng lực lượng mỏng và hỏa lực yếu.
Trong bối cảnh Ma-rốc kiểm soát 2/3 vùng lănh thổ và Polisario nắm quyền 1/3 khu vực c̣n lại, Liên Hợp Quốc đă thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn năm 1991, hứa hẹn tiến hành trưng cầu dân ư về độc lập cho người Sahrawi. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, cuộc trưng cầu này vẫn chưa được tổ chức.
Qua nhiều năm, Ma-rốc đă dùng trợ cấp và các h́nh thức miễn thuế để thuyết phục hàng ngh́n người dân chuyển tới Tây Sahara trong một nỗ lực nhằm b́nh thường hóa quyền kiểm soát của ḿnh (và tác động tới cuộc trưng cầu nếu nó diễn ra). Vương quốc này cũng đổ hàng tỉ USD để xây dựng vùng lănh thổ, rót tiền cho những cơ sở như trường học, pḥng khám.

Ma-rốc thực hiện nhiều dự án đầu tư hạ tầng tại Tây Sahara. Ảnh: Morocco World News
Từng mang ư nghĩa biểu tượng, như một sự gợi nhớ về đế chế đă lụi tàn của Ma-rốc, giá trị chiến lược của Tây Sahara ngày càng rơ nét. Khu vực mà Polisario nắm quyền là nơi khắc nghiệt, khó sinh sống và ít tài nguyên, c̣n phần Ma-rốc kiểm soát th́ giàu phosphate, biển đầy cá và có trữ lượng dầu mỏ lớn ngoài khơi.
Ma-rốc xem Tây Sahara như một cửa gơ để vào Tây Phi, nơi tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của đất nước. Nước này là đại diện lớn nhất của châu Phi đầu tư vào khu vực. V́ vậy, họ nỗ lực để biến quyền kiểm soát Tây Sahara không chính thức thành một trạng thái hợp pháp hơn.
Trong năm ngoái, Ma-rốc đă thuyết phục được khoảng 20 nước châu Phi và Ả Rập công nhận quyền chủ quyền của ḿnh và mở cơ sở lănh sự tại vùng lănh thổ. Tuy nhiên, sự công nhận của Mỹ, một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) mang nhiều ư nghĩa hơn.
Xung đột nóng trở lại
Chưa biết thỏa thuận Israel - Ma-rốc có khiến căng thẳng ở vùng đất Thánh sụt giảm hay không nhưng chắc chắn sẽ khiến t́nh h́nh ở Tây Sahara thêm phần phức tạp. Toan tính của các thế lực trong và ngoài nước đang đẩy khu vực tới bên miệng hố chiến tranh.
Cuộc xung đột bị quên lăng bên ŕa sa mạc đă nóng trở lại, và quyết định công nhận yêu sách chủ quyền Tây Sahara của Rabat từ phía ông Trump sẽ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, nhiều chuyên gia nhận định.
"Có thể nói rằng động thái này khiến t́nh trạng bạo lực hiện thời càng khó giải quyết hơn", Riccardo Fabiani, giám đốc khu vực Bắc Phi của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) nhận định, "Quyết định này cũng sẽ làm giới trẻ Sahrawi thêm phần tức giận, sôi sục và muốn giải quyết xung đột bằng vũ lực".

Phụ nữ Tây Sahara đối đầu với cảnh sát chống bạo động của Ma-rốc năm 2013. Ảnh: AP
T́nh trạng giao tranh đă xuất hiện trở lại hồi tháng trước sau 30 năm ngừng bắn. Polisario cho biết, họ quyết định quay lại chiến tranh bởi Ma-rốc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn năm 1991 khi đưa quân vào vùng đệm phi quân sự giữa hai bên.
Người Sahrawi đă quá mệt mỏi với các cuộc đàm phán chẳng dẫn đến đâu. Hồi tháng 10, người biểu t́nh Sahrawi đă đóng cửa vùng biên mà Liên Hợp Quốc tuần tra ở Guerguerat, chặn con đường kết nối phần do Ma-rốc kiểm soát ở Tây Sahara với Mauritania, vốn là con đường cao tốc giao thương huyết mạch tới vùng châu Phi Hạ Sahara.
Và Ma-rốc đă gửi quân tới xử lư t́nh h́nh.
Điều này khiến thủ lĩnh của Polisario, Brahim Ghali, tức giận. Ông đă từ bỏ lệnh ngừng bắn và nhận trách nhiệm về một loạt các cuộc tấn công quanh hàng rào pḥng thủ dài 2.700km do quân đội Ma-rốc dựng nên.
Nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện
Sự thù địch có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn tới một cuộc chiến toàn diện, thậm chí c̣n kéo theo nước láng giềng Algeria - bên tài trợ chính cho Mặt trận Polisario - vào cuộc. Điều này sẽ làm gia tăng bất ổn tại một khu vực vốn đă có nhiều vấn đề.
"Hiện giờ, đây vẫn là một cuộc xung đột cường độ thấp nhưng t́nh h́nh có thể leo thang", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định với FT, "Vào một thời điểm nào đó, Algeria có thể nhảy vào để hỗ trợ Polisario. Ta đang nói về nguy cơ xảy ra xung đột khu vực".

Phiến quân thuộc Mặt trận Polisario. Ảnh: AP
Về phần ḿnh, Rabat, vốn đă có được động lực từ sự tán thành của Mỹ, phủ nhận t́nh trạng xung đột và nói rằng: Gần như không có bất kỳ cuộc giao tranh nào. "Những thông tin ấy là vô căn cứ", một chính trị gia Ma-rốc khẳng định, "Ma-rốc tuân thủ lệnh ngừng bắn và tiến tŕnh chính trị".
Mọi chuyện có leo thang hay không phần nào c̣n phụ thuộc vào Algeria. Nước này vốn cạnh tranh với Ma-rốc quyền tiếp cận thị trường Tây Phi và có thể thấy lợi ích trong những rắc rối quanh Guerguerat.
Thế nhưng, thỏa thuận của ông Trump đă khiến một số người ở Algeria lo lắng. Sự ủng hộ của Mỹ và Israel có thể khuyến khích Ma-rốc hành động vào thời điểm Algeria vừa yếu về kinh tế vừa bất ổn về chính trị. Thủ tướng Algeria Abdelaziz Djerad cảnh báo về một "mối đe dọa thực sự đối với biên giới của ta".
Phần nào trong nỗ lực ấy có thể tới từ những lănh đạo Algeria đang t́m cách chuyển hướng sự chú ư khỏi những vấn đề trong nước. Dù vậy, họ có sự hậu thuẫn của Nga. Moscow vốn chỉ trích ông Trump v́ hành động đơn phương đối với Tây Sahara.
Hy vọng tàn phai
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự thiếu vắng của một giải pháp chính trị là nguyên nhân góp phần khiến Polisario bất măn và quay trở lại với giao tranh.
Giới chức Ma-rốc từ lâu đă tuyên bố rằng kế hoạch trưng cầu dân ư là lỗi thời và năm 2007, họ đề nghị trao quyền kiểm soát Tây Sahara dưới dạng khu tự trị thuộc chủ quyền Ma-rốc nhưng Polisario không chấp nhận.
Về phần ḿnh, ông Trump tán thành giải pháp tự trị cho Tây Sahara mà Ma-rốc ủng hộ.
"Đề xuất tự trị nghiêm túc, thực tế và tuyệt vời của Ma-rốc là cơ sở duy nhất cho một giải pháp công bằng và lâu dài để đảm bảo ḥa b́nh, thịnh vượng", ông Trump tweet, "Ma-rốc đă công nhận Mỹ vào năm 1777. V́ vậy, việc chúng ta công nhận chủ quyền của họ về Tây Sahara cũng là phù hợp".
Hồi tháng 10, UNSC đă ra nghị quyết gia hạn quyết định ủy nhiệm cho sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hợp Quốc ở Tây Sahara nhưng không đề cập tới cuộc trưng cầu dân ư.
Sự kiện này đă bị tŕ hoăn hàng thập kỷ bởi hai bên không đạt được thỏa thuận về quy định đối tượng cử tri hay ai có quyền bỏ phiếu. Và giờ đây, với Polisario, tiến tŕnh ḥa b́nh dường như không c̣n tồn tại nữa.