Dân biểu Texas có kế hoạch trưng cầu dân ư, ly khai tiểu bang này khỏi Hoa Kỳ
Một nhà lập pháp bang Texas cho biết có kế hoạch đưa ra một cuộc trưng cầu dân ư, thúc đẩy tiểu bang này ly khai khỏi Hoa Kỳ.
“Chính phủ liên bang [Hoa Kỳ] hiện bị mất kiểm soát và không đại diện cho các giá trị của người dân Texas. Đó là lư do tại sao tôi cam kết đệ tŕnh một dự luật trong phiên họp này. Dự luật này sẽ cho phép một cuộc trưng cầu dân ư để người dân Texas bỏ phiếu cho Bang Texas nhằm khẳng định lại vị thế của tiểu bang với cương vị là một quốc gia độc lập”, Dân biểu Kyle Biedermann cho biết trong một tuyên bố.
Đến tháng 1 năm sau, cơ quan lập pháp tiểu bang này mới trở lại làm việc, nhưng dân biểu Biedermann cho biết dự luật của ông sẽ dựa trên Điều 1 Phần 2 của Hiến pháp Texas có nội dung: “Tất cả quyền lực chính trị đều thuộc về nhân dân, và tất cả các chính phủ tự do đều được thành lập dựa trên thẩm quyền của nhân dân, và được thành lập v́ lợi ích của nhân dân".
"Niềm tin của người dân Texas cam kết bảo tồn một h́nh thức chính phủ cộng ḥa, và chỉ trong khuôn khổ với giới hạn này, họ luôn có quyền bất khả nhượng trong việc thay đổi, cải cách hoặc băi bỏ chính phủ của ḿnh theo cách mà họ cho là cần thiết".
Có nhiều nhóm, chẳng hạn như Phong trào Các chủ nghĩa Dân tộc Texas, từ lâu đă ủng hộ các nỗ lực ly khai, và trong quá khứ Cơ quan Lập pháp số 87 của Texas đă chứng kiến hàng trăm động thái như vậy được tŕnh lên họ.
Tiểu bang Texas đă từng tách khỏi Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ một lần trước đây. Sau khi chính thức trở thành một tiểu bang vào năm 1845, tiểu bang này ly khai khỏi Hoa Kỳ và gia nhập quân miền Nam (Liên minh Hợp bang Hoa Kỳ) vào năm 1861 trong cuộc nội chiến. Sau Nội chiến và Tái thiết, Texas lại sát nhập vào Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ vào năm 1870.
Trước đó, vào ngày 8/12, trong một động thái bất ngờ, bang Texas đă đệ đơn kiện bầu cử lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ kiện Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin. Đơn kiện này cáo buộc 4 tiểu bang kể trên đă vi phạm Hiến pháp khi thay đổi luật bầu cử, đối xử bất b́nh đẳng với cử tri và gây ra những bất thường đáng kể trong việc bỏ phiếu, bằng cách nới lỏng những quy tắc vốn để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Minh Dũng
|