Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào đầu năm 2021 trong t́nh trạng suy trầm trong khi dư địa cứu trợ về tiền tệ của chính phủ đă cạn kiệt c̣n gói cứu trợ thứ hai vẫn đang gặp bế tắc ở Quốc hội, một kinh tế gia nhận định với VOA.
Ngân phiếu kích thích đang được in ra ở Trung tâm Tài Chính Khu vực San Francisco. Trong đợt một, mỗi người dân đủ điều kiện nhận được ngân phiếu kích thích trị giá 1.200 đô la
Kinh tế của Mỹ tiếp tục phục hồi chậm lại, khiến hàng triệu người vẫn chưa t́m được việc làm mới sau khi đă bị mất việc v́ đại dịch virus corona. Hôm 4/12, Bộ Lao động báo cáo kinh tế Mỹ đă có thêm 245.000 việc làm vào tháng 11, tháng thứ năm liên tiếp tốc độ tuyển dụng đă giảm dần.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 6,7%, giảm so với tỷ lệ 6,9% của tháng trước. Nhưng con số đó không bao gồm những người đă ra khỏi lực lượng lao động và không chủ động t́m kiếm việc làm nữa.
Hơn một nửa số người bị mất việc làm trong đại dịch đă có việc làm lại, nhưng vẫn c̣n ít hơn khoảng 10 triệu việc làm so với hồi tháng Hai. Nhiều người chưa đi làm sẽ hết trợ cấp thất nghiệp trong vài tuần nữa v́ khoản hỗ trợ khẩn cấp được Quốc hội thông qua vào mùa xuân sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
“Hiện tại chúng ta đang trong t́nh trạng kinh tế không b́nh thường,” ông Ernie Tedeschi, nhà kinh tế học tại công ty kế toán Evercore ISI được New York Times dẫn lời nói. “Đă có ánh sáng ở đằng xa” với tiến triển của vaccine nhưng cho đến lúc đó ‘sẽ là một vài tháng khó khăn nhất của đại dịch này, và nó sẽ để lại rất nhiều vết sẹo cần chữa lành.”
Hai giải pháp
Trao đổi với VOA, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ bang California, nhận định rằng con số việc làm đó phản ánh ‘điều đă qua chứ không mang tính dự báo cho tương lai’.
Ông cho rằng nền kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đă ‘tăng trưởng mạnh mẽ nhưng đă gặp tai họa là đại dịch Covid-19 khiến nó bị suy sụp’.
“Nền kinh tế đặc biệt khó khăn cho giới tiểu doanh thương,” ông Nghĩa nhận định và cho rằng bất cứ ai nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1sẽ đối diện với nền kinh tế đang đi xuống mà ông gọi là ‘suy trầm’ (recession).
Trong bối cảnh đó, chính quyền Mỹ có hai biện pháp khả dĩ: một là biện pháp tiền tệ, tức là giảm lăi suất cơ bản; hai là biện pháp ngân sách tức là bơm thêm tiền cứu trợ cho nền kinh tế, ông Nghĩa phân tích.
Tuy nhiên, cả hai giải pháp này đều có trở ngại, cũng theo ông Nghĩa. Thứ nhất, là trong năm vừa qua nước Mỹ đă đổ tiền cứu trợ quá nhiều, nếu đổ thêm nữa sẽ dẫn tới nợ nần sau này. Thứ hai, lăi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ sau nhiều lần cắt giảm hiện đă ở mức quá thấp, không thể giảm thêm được nữa.
“T́nh trạng hiện nay y chang cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nên nếu lăi suất mà giảm xuống mức âm th́ sẽ gây ra những hậu quả c̣n tệ hại hơn nữa,” ông nói.
Một khi không hạ lăi suất được nữa th́ chính quyền Mỹ buộc phải bơm tiền cứu trợ, ông lập luận. Mặc dù giải pháp này cũng có hậu quả lâu dài cho kinh tế Mỹ nhưng ‘lại cần thiết vào lúc này’, cũng theo ông Nghĩa.
Ông dự đoán với con số việc làm mà Bộ Lao động vừa đưa ra sẽ gây thêm sức ép đối với hai đảng để đàm phán cho ra gói cứu trợ sau ‘nhiều tháng cù cưa v́ những toan tính chính trị’. “Giới chính trị không thể nào không nh́n thấy những khó khăn trong đời sống kinh tế của người dân,” ông nói.
Ông cho rằng nếu ông Joe Biden vào Nhà Trắng th́ ‘với áp lực của cánh cực tả sẽ đưa ra các biện pháp như tăng thuế, bảo vệ môi trường’. Những biện pháp này, theo ông, ‘sẽ gây tác dụng tiêu cực cho nền kinh tế đang bị suy trầm’.
Về lời hứa của ông Biden sẽ không tăng thuế cho các hộ gia đ́nh có thu nhập ít hơn 400.000 đô la một năm, kinh tế gia này nói cho dù tăng thuế lên thành phần nào ‘cũng gây tác động xấu đến thành phần ở dưới tức là giới lao động’.
Do đó, ông dự đoán thị trường chứng khoán sẽ ‘phản ứng tiêu cực và sẽ sụp’ nếu ông Biden tăng thuế lên người giàu.
Về đề cử bà Janet Yellen của ông Biden cho vị trí Bộ trưởng Tài chính, ông Nghĩa không đánh giá cao v́ khi c̣n là Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang trước đây, bà Yellen ‘cũng chỉ áp dụng biện pháp cả chục năm này là hạ lăi suất đến đấy’.
“Cuối cùng lăi suất thấp khiến cho giới đại tư bản làm giàu nhiều trong khi những người gửi tiết kiệm như người về hưu bị thiệt,” ông phân tích.
Ngân phiếu kích thích
Các quan chức Nhà Trắng đang yêu cầu lănh đạo Cộng ḥa tại Thượng viện đưa ngân phiếu hỗ trợ 600 USD vào gói cứu trợ kinh tế khẩn cấp hiện đang được bàn thảo tại Quốc hội, Washington Post dẫn hai nguồn tin ẩn danh thông thạo về tiến tŕnh đàm phán cho biết.
Lănh đạo khối Đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell không đồng ư chi tiền để cứu trợ người dân trong đề xuất cứu trợ ông đưa ra hồi tuần trước mặc dù điều này được Đảng Dân chủ ủng hộ rộng răi.
Tổng thống Donald Trump đă đánh tiếng ông sẵn sàng chấp nhận một đợt cứu trợ với mỗi ngân phiếu lên tới 2.000 đô la, theo Washington Post. Hồi tháng 3, Quốc hội Mỹ đă phê chuẩn chi trả 1.200 đô la cho mỗi người dân đủ điều kiện. Hơn 100 triệu gia đ́nh Mỹ đă được giải ngân trong vài tuần.
Các nhà lập pháp đang làm việc tích cực trong tuần này để đạt đồng thuận về một loạt vấn đề đang chia rẽ, bao gồm cách phân bổ viện trợ cho các chính quyền địa phương và tiểu bang cũng như cấp quyền miễn trừ pháp lư cho các công ty trước các vụ kiện nếu có công nhân nhiễm virus corona.
“Tôi biết rằng công chúng có sự ủng hộ đáng kể về ngân phiếu cứu trợ, nhưng hiện tại chúng tôi đang nhắm mục tiêu vào các gia đ́nh đang chật vật, các doanh nghiệp đang khốn đốn, các nhân viên y tế và chúng tôi không dành ngân phiếu cứu trợ cho từng người, bất chấp nhu cầu,” Thượng nghị sỹ Susan Collins của Đảng Cộng ḥa được Washington Post dẫn lời nói.
Biện pháp chi tiền kích thích đă gây chia rẽ các kinh tế gia cũng như các nhà lập pháp. Một số nhà kinh tế chỉ ra rằng hàng triệu ngân phiếu kích thích đă được chi cho các gia đ́nh thuận lợi về kinh tế, không bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Một số kinh tế gia khác th́ cho rằng biện pháp này đă giúp b́nh ổn nền kinh tế hỗn loạn và đến tay được nhiều người đang vật lộn về kinh tế.