Hiện câu hỏi đang được đặt ra: Trung Quốc chèn ép Australia để dọa ai? Bởi v́ thời gan gần đây Bắc Kinh liên tiếp trừng phạt kinh tế nhắm vào Australia sau khi nước này có những động thái được cho là đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc.
Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Australia và Trung Quốc thu hút sự chú ư của thế giới, khi Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng thương mại làm vũ khí chính trị. Tiền lệ này khiến phương Tây chú tâm hơn vào nhu cầu hợp tác với Bắc kinh, bên cạnh việc xử lư mối quan hệ gai góc với Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.
Đ̣n công kích của Bắc Kinh
Bắc Kinh áp đặt những hạn chế lên nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia như lúa mạch, than, đồng, gỗ và rượu vang, trị giá hàng tỷ USD. Biện pháp được đưa ra sau khi Canberra đề xuất cuộc điều tra độc lập quốc tế để t́m ra nguồn gốc đại dịch Covid-19, được cho là xuất phát từ Vũ Hán.
Tháng trước, Bắc Kinh công bố hồ sơ 14 điểm được miêu tả là "đầu độc mối quan hệ song phương", trong đó bao gồm kêu gọi của Australia về điều tra đại dịch Covid-19, hay các tuyên bố của Canberra về vấn đề Hong Kong và Tân Cương.
Động thái này củng cố thêm nhận định Trung Quốc trả đũa chính trị nhắm vào Australia.
Australia là một đồng minh thân thiết của Mỹ, nhưng đồng thời nền kinh tế cũng gắn chặt với Trung Quốc. 40% giá trị hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là Trung Quốc, thương mại hai chiều giai đoạn 2019-2020 là 177 tỷ USD.
Dù để ngỏ cánh cửa đối thoại và hy vọng mối quan hệ mang tính xây dựng, Thủ tướng Australia Scott Morrison cam kết không hy sinh những giá trị quốc gia và lợi ích dân tộc trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhà lănh đạo Australia khẳng định chính sách của Canberra sẽ không bao giờ được xây dựng "theo mệnh lệnh của bất cứ quốc gia nào khác".
Trong khi đó, Bắc Kinh phủ nhận trách nhiệm trong việc khiến quan hệ song phương xấu đi. Trung Quốc yêu cầu Australia "đưa ra những lựa chọn độc lập, khách quan, hợp lư phục vụ lợi ích" của chính nước này.
Triển vọng cải thiện quan hệ càng trở nên mờ nhạt với những tranh căi xung quanh việc phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng bức ảnh chế sai sự thật, trong đó miêu tả cảnh binh sĩ Australia cứa cổ một trẻ em Afghanistan.
Bài đăng chứa h́nh ảnh sai sự thật của ông Triệu Lập Kiên. Ảnh: SBS.
Hành động của ông Triệu vấp phải sự phản đối rộng răi của cộng đồng quốc tế.
Cyabra, một công ty an ninh mạng của Israel, khẳng định một chiến dịch đứng sau việc phát tán rộng răi bức ảnh giả do ông Triệu đăng.
Cụ thể, 57% số tài khoản Twitter tương tác với bài đăng của ông Triệu là tài khoản giả mạo. Cyabra khẳng định đây là "bằng chứng cho thấy một chiến dịch bóp méo thông tin quy mô lớn được dàn dựng" nhằm khuếch đại thông tin sai sự thật.
Công kích Australia để "làm gương" cho ai?
Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói danh sách 14 điểm của Bắc Kinh khiến Canberra không thể lùi bước.
"Danh sách đó công kích nền dân chủ của Australia trên nhiều phương diện", ông Turnbull nói.
Cựu Thủ tướng Turnbull đánh giá các nước trong khu vực sẽ "cẩn trọng lưu ư" kinh nghiệm của Australia, đồng thời cho rằng chiến thuật hung hăng của Trung Quốc sẽ chỉ càng hủy hoại h́nh ảnh nước này trước cộng đồng quốc tế.
"Bắc Kinh luôn có thói quen đổ lỗi cho các quốc gia khác. Nhưng việc đe dọa và nổi giận không giúp xây dựng t́nh hữu nghị với các nước bè bạn", ông Turnbull nói.
Nhiều nhà quan sát coi chiến thuật của Bắc Kinh thời gian qua là tín hiệu gửi tới phương Tây, trong đó có Canada và EU, nhằm cảnh báo hậu quả nếu đối đầu với Bắc Kinh ở những vấn đề mà Trung Quốc coi là lợi ích cốt lơi.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Reuters.
"Nếu xem danh sách 14 điểm của Trung Quốc, có thể thấy rơ đây không phải là những yêu cầu thực tế mà Trung Quốc mong đợi Australia thực hiện", Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia, nói.
"Thay vào đó, nó giống như một 'danh sách cảnh báo' được xây dựng dành cho các nước khác, gửi đi thông điệp về những hành vi đối ngoại có thể bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế. Nói cách khác, Trung Quốc tấn công Australia để làm gương cho những nước khác", ông Wilson nói.
Tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh Tom Tugendhat miêu tả danh sách của Trung Quốc là "lời cảnh tỉnh" với nhiều nước. Anh coi đây là "hành động cực kỳ hung hăng" từ phía Bắc Kinh, ông Tugendhat nói.
Hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia phát động chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng mua rượu vang Australia, sau khi Bắc Kinh áp mức thuế 212% lên mặt hàng này.
Hành động này như lời kêu gọi h́nh thành một liên minh đoàn kết quốc tế nhằm đối phó với hành vi bắt nạt của Trung Quốc.
Học hỏi từ các "nạn nhân" của Bắc Kinh
Australia là quốc gia mới nhất ở châu Á - Thái B́nh Dương trở thành nạn nhân của trừng phạt kinh tế v́ động cơ chính trị từ Trung Quốc. Trước đó lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.
Shin Oya, một thành viên kỳ cựu của tổ chức tư vấn chính sách Asia Pacific Initiative, trụ sở ở Tokyo, cho rằng các nước như Nhật Bản và Australia cần đáp trả chiến thuật gây sức ép của Trung Quốc thông qua hợp tác và đoàn kết quốc tế.
"Sát cánh cùng chính phủ Australia không chỉ là người dân Australia mà c̣n có tất cả những người đặt niềm tin vào nguyên tắc thượng tôn pháp luật và một thế giới không có chèn ép kinh tế", ông Oya nói.
Shin Kak Soo - cựu quan chức ngoại giao Hàn Quốc từng làm việc ở Nhật Bản và Israel - cho rằng t́nh thế của Australia hiện nay tương tự như tâm trạng của giới chức Seoul sau khi Bắc Kinh cấm vận ngành du lịch Hàn Quốc, nhằm đáp trả việc cho phép Mỹ triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD.
Dù chính quyền Moon Jae In hy vọng hưởng lợi từ chính sách nước đôi trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, ông Shin nói Seoul vẫn luôn lo ngại sẽ bị Bắc Kinh trả đũa nếu đứng về phía Washington trong tương lai.
"Mọi quốc gia trong khu vực nên nỗ lực xây dựng một mạng lưới đa phương hoặc cơ chế khu vực để buộc Trung Quốc hành xử phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực của một bên có trách nhiệm", ông Shin nói.
Australia là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á. Ảnh: AP.
Ông Shin cho rằng sáng kiến của tổng thống đắc cử Joe Biden, về việc thúc đẩy một liên minh của các nền dân chủ, có thể là một công cụ hữu hiệu chống lại hành vi bắt nạt và cưỡng ép của Trung Quốc.
Bilahari Kausikan, cựu đại sứ Singapore tại Liên Hợp Quốc, cho rằng Bắc Kinh hy vọng có thể bẻ găy ư chí chính trị của Canberra, từ đó gieo lên nghi ngờ trong nội bộ các nước bạn bè và đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
"Nếu Australia gục ngă trước sức ép của Trung Quốc, các nước khác sẽ phải cân nhắc vị trí của họ", ông Kausikan nói.
Tuy nhiên, ông Kausikan cũng nhấn mạnh những hành vi chèn ép kinh tế của Bắc Kinh chưa từng thành công trong việc buộc một nước phát triển thay đổi chính sách.
"V́ vậy hăy cứ b́nh tĩnh và kiên định với nguyên tắc và lợi ích cốt lơi của quốc gia. Rơ ràng không nên chọc giận Trung Quốc để xem chuyện ǵ sẽ xảy ra, nhưng chúng ta có lằn ranh đỏ và cần kiên quyết với giới hạn đó", ông Kausikan nói.
Với nội bộ Australia, một số ư kiến cho rằng chính phủ nước này không xử lư khéo léo quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt khi so sánh với cách phản ứng của các nước châu Á là đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cựu Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd cho rằng Canberra có thể tham khảo cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn của Nhật Bản khi xử lư tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Australia không có nhiều tranh chấp căn bản với Trung Quốc như một số nước châu Á khác. Nhưng những năm gần đây, chính quyền Malcolm Turnbull và Scott Morrison đă chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn nhiều quốc gia châu Á", Hugh White, cựu quan chức Bộ Quốc pḥng Australia, nói.
VietBF@ sưu tầm.