Nội các của ông Biden được cho là có "Nắm đấm thép bọc nhung" với Trung Quốc? Quá tŕnh chuyển giao quyền lực chính thức được xác nhận và một loạt nhân vật được đề cử vào các vị trí chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia và như vậy Mỹ đang bước vào "kỷ nguyên Biden". Chuyên gia Trung Quốc cho rằng các gương mặt trong nội các mới của ông Biden khá "quen thuộc" với Bắc Kinh.
Ông Joe Biden. Ảnh: AP
Theo CNN, các nhân vật được lựa chọn liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, bao gồm Alejandro Mayorkas - dự kiến lănh đạo Cộng đồng t́nh báo Mỹ, Antony Blinken - dự kiến là Ngoại trưởng Mỹ, Linda Thomas-Greenfield - dự kiến là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, và Jake Sullivan - dự kiến là Cố vấn An ninh Quốc gia.
Theo các nhà quan sát Trung Quốc, những lựa chọn trong nội các mới của ông Biden có thể sẽ có cách tiếp cận hợp lư và thực dụng hơn với Bắc Kinh, nhờ vào kinh nghiệm xử lư các vấn đề đối ngoại của họ trong quá khứ.
Dù môi trường địa chính trị đang thay đổi, các quan chức Mỹ kỳ cựu này vẫn được cho là sẽ quay trở lại với cách tiếp cận mà đảng Dân chủ thường áp dụng với các vấn đề đối ngoại. Một số chuyên gia cho rằng đây là điều dễ đoán trước.
Ni Feng, giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ, thuộc Học viện Khoa học Xă hội, chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm 24/11 rằng, chính quyền của ông Biden không giống chính quyền ông Trump. Đội ngũ của ông Biden nhiều khả năng sẽ tuân thủ các quy tắc của họ khi thực hiện cách tiếp cận từng bước với chính sách đối ngoại.
"Những lựa chọn của ông Biden cho nội các mới, được ví như quả đấm thép bọc nhung, sẽ đặt trọng tâm vào chiến thuật đối phó với các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc", ông Feng nhận định.
Li Haidong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, gọi nhóm của ông Biden là đội ngũ "tinh hoa" và rất "cởi mở" trong chính sách đối ngoại, với tư duy đa phương, sẽ giúp khôi phục vai tṛ lănh đạo của Mỹ và tăng cường kết nối với các đồng minh. Theo giáo sư Li, điều này khác hẳn với chính quyền ông Trump khi kết hợp những người ít kinh nghiệm và những người cực đoan quá tin tưởng vào chủ nghĩa bảo hộ.
Sun Chenghao, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Mỹ, thuộc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, lưu ư, thực tế những người được lựa chọn vào nội các mới là gương mặt "quen thuộc" với Trung Quốc nhưng không có nghĩa là cách tiếp cận dưới thời ông Barack Obama sẽ quay trở lại.
"Thời thế đă thay đổi. Đối mặt với di sản ngoại giao mà ông Trump để lại, những người 'quen thuộc' đó có khả năng tạo ra sự cân bằng giữa kỷ nguyên Trump và việc quay lại 'kỷ nguyên Obama'. 'Đối phó Trung Quốc' vẫn là một luận điệu mạnh mẽ trong Quốc hội Mỹ", nhà nghiên cứu Sun nói.
Sau khi bức thư xác nhận quá tŕnh chuyển giao quyền lực từ Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ được công bố, ông Trump cũng xác nhận quyết định này trên Twitter.
Khi quá tŕnh chuyển giao quyền lực chính thức được công bố, các nhà quan sát Trung Quốc nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu khôi phục các kênh liên lạc trước đây, vốn bị đ́nh chỉ bởi chính quyền ông Trump, bao gồm: hợp tác chống đại dịch, đàm phán quân sự... Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nhiều khả năng vẫn chưa gửi thư chúc mừng ông Biden cho tới khi kết quả chính thức được công bố vào tháng 12/2020.
Các nhà quan sát Trung Quốc c̣n bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán giữa 2 chính phủ sẽ được khôi phục, các lănh sự quán sẽ được mở lại và các trao đổi thông thường giữa sinh viên, học giả hay các nhà báo sẽ được cho phép. Họ cũng tin rằng việc trao đổi thông tin kịp thời sẽ ngăn chặn quan hệ Mỹ - Trung xấu đi.
"Đă đến lúc liên lạc chính thức với chính quyền ông Biden. Theo tôi, càng sớm càng tốt", giáo sư Li nói và lưu ư khi "tân tổng thống cân nhắc chính sách đối ngoại, việc liên lạc kịp thời sẽ góp phần rất lớn trong việc giành được mối quan hệ ổn định và hợp tác giữa 2 bên.
Chia sẻ với Hoàn Cầu, nhà nghiên cứu Sun cho rằng, với ông Biden, ưu tiên hàng đầu không phải là chính sách ngoại giao hay chính sách hạ thấp Trung Quốc, mà là đối phó với đại dịch Covid-19.
"Mỹ không thể tự khắc phục cuộc khủng hoảng y tế. Hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, nhất là dưới khuôn khổ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sẽ là một khởi đầu tốt, ví dụ như các cuộc trao đổi thường xuyên giữa các nhà khoa học hay việc phân phối vaccine", ông Sun nói.
Các gương mặt "quen thuộc" với Bắc Kinh trong nội các của ông Biden không thể xóa bỏ các vấn đề cốt lơi về Trung Quốc khi Washington luôn coi Bắc Kinh là "đối thủ cạnh tranh chiến lược có sức mạnh hợp tác", theo ông Sun. Các vấn đề cốt lơi được ông Sun nhắc đến bao gồm Biển Đông, Đài Loan...
VietBF@ sưu tầm.