Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ mới đây thông báo rằng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) đă quay trở lại cảng Yokosuka của Nhật Bản vào ngày 14/11, và cho biết phi hành đoàn sẽ duy tŕ mức độ huấn luyện cao và cấp sẵn sàng chiến đấu để ứng phó với các t́nh huống khẩn cấp trong khu vực.
Eo biển Đài Loan và Biển Đông dường như vẫn đang nóng.
Hàng không mẫu hạm Mỹ quay trở lại cảng, chiến lược mới của tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ?
Epoch Times trích dẫn thông tin cho biết, ngày 15/11, một trang web giám sát hàng không dân dụng cho biết trên không phận phía tây nam của Đài Loan, máy bay quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă sử dụng tần số khẩn cấp để hét lên rằng: “Các người đă vào không phận của chúng tôi, hăy rời đi ngay lập tức, nếu không sẽ bị đuổi”. Việc tuyên truyền được lặp đi lặp lại nhiều lần và áp dụng phương thức hỗn hợp tiếng Trung và tiếng Anh. Theo phân tích, nó nhằm vào máy bay quân sự của Mỹ. Đáp trả, chiếc máy bay quân sự của Mỹ trả lời rằng họ đang bay b́nh thường trong không phận quốc tế.
Một tổ chức tư nhân khác tiết lộ rằng vào ngày 16/11, một máy bay trinh sát điện tử RC-135W của quân đội Mỹ đă cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản vào Biển Đông để thực hiện một chiến dịch trinh sát tiếp cận. Nó cũng hợp tác với một phi cơ tiếp dầu của không lực Hoa Kỳ trên vùng trời phía tây nam Đài Loan. Sau khi hoàn thành các hoạt động tiếp dầu trên không, nó dường như hoàn toàn không bận tâm đến sự quấy rối của phi cơ quân sự Trung Quốc. Ngày hôm đó, một phi cơ Y-8ASW của ĐCSTQ cũng tiến vào vùng trời tây nam Đài Loan.
Cùng ngày, một máy bay trinh sát tầm cao U-2S của Mỹ được cho là đóng tại Hàn Quốc đă tiến vào Hoàng Hải để trinh sát.
Hiện quân đội Mỹ chưa xác nhận thông tin trên, và theo Epoch Times th́ họ nói chung sẽ không chủ động xác nhận. Nếu những thông tin trên là chính xác, điều đó cho thấy rằng sau khi tân Bộ trưởng Quốc pḥng Christopher Miller nhậm chức, quân đội Mỹ dường như đang điều chỉnh lại chiến lược của ḿnh. Tuy nhiên, vẫn c̣n phải xem liệu sự xuất hiện liên tục của máy bay quân sự Mỹ trên vùng trời tây nam của Đài Loan có phải là một phần của chiến lược mới hay không.
Bước sang tháng 11, eo biển Đài Loan chuyển sang khí hậu mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, sóng lớn, hướng gió chủ yếu là gió đông bắc, thời điểm thuận lợi cho các hoạt động đổ bộ vào eo biển Đài Loan đă qua đi và nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô lớn đă trở nên thấp hơn. Vào thời điểm này, việc hàng không mẫu hạm Mỹ điều động ở eo biển Đài Loan là không nhất thiết, mà họ có thể neo ở cảng Nhật Bản cách đó cũng không xa. Trên thực tế, nếu quân đội Mỹ cần hỗ trợ Đài Loan, hàng không mẫu hạm không phải là làn sóng phản công đầu tiên và thứ hai, nó cơ bản thể hiện tính răn đe.
Phi cơ Mỹ một lần nữa tiến hành trinh sát đại lục, giám sát mọi hành động của quân đội ĐCSTQ. Đây là động thái không thể tránh khỏi sau khi hàng không mẫu hạm trở về cảng Nhật Bản, để duy tŕ cảnh báo bất cứ lúc nào, hoặc duy tŕ trạng thái mùa đông thông thường.
Gần đây, theo SCMP, Vương Tương Tuệ, một đại tá ĐCSTQ đă nghỉ hưu, cho biết trong một cuộc họp kín vào tháng trước rằng tên lửa Đông Phong (Dongfeng) do ĐCSTQ phóng vào ngày 26/8 đă bắn trúng một tàu mục tiêu ở vùng biển phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Ông ta cũng nói “Đây là một lời cảnh báo đối với Mỹ, yêu cầu họ không được có hành động quân sự mạo hiểm nào”.
Đây là một thói quen có dụng ư khác của quân đội ĐCSTQ. Vào thời điểm đó, quân đội Hoa Kỳ đă xác nhận rằng tên lửa này đă đáp xuống vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, tàu mục tiêu không được đề cập, và ĐCSTQ cũng không đề cập đến nó vào thời điểm đó. Gần ba tháng sau, ĐCSTQ bất ngờ lớn tiếng rằng tên lửa đă bắn trúng tàu mục tiêu, nhưng không có h́nh ảnh hoặc video. Nó muốn gửi tín hiệu thăm ḍ cho quân đội Mỹ, và có khả năng là để kiểm tra phản ứng của tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Miller.
Điều mà ĐCSTQ không ngờ là hàng không mẫu hạm của Mỹ thực sự đang di chuyển, và tên lửa Đông Phong của ĐCSTQ lại một lần nữa trượt mất mục tiêu. ĐCSTQ đă cố gắng phô trương cái gọi là “kẻ giết người” của ḿnh một lần nữa, nhưng kết quả là bắn pháo xịt. Quân đội Mỹ đă công bố bức ảnh tàu USS Reagan trở lại cảng, và lưu ư rằng tàu USS Reagan đă đi qua eo biển San Bernardino ở Philippines vào tháng 7. Đây rơ ràng cũng là một tuyến đường được thiết kế cho tên lửa Đông Phong của ĐCSTQ. Điều này cho thấy, hàng không mẫu hạm Mỹ cũng có thể ra vào Biển Đông từ Philippines mà không cần phải đi qua eo biển Ba Sĩ như b́nh thường, và tên lửa của ĐCSTQ là vô dụng. Thực tế, hồi tháng 7, hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ cũng đă tập trận ra vào Biển Đông từ nam Ấn Độ Dương.
Rủi ro ở eo biển Đài Loan đă giảm, nhưng sức nóng của Biển Đông vẫn chưa giảm. Nếu quân đội Hoa Kỳ đối phó với các cơ sở quân sự của ĐCSTQ trên Biển Đông, hàng không mẫu hạm cũng không phải là lựa chọn đầu tiên. Vào ngày 8/11, hai máy bay ném bom B-1B của Hoa Kỳ đă đi ṿng qua Biển Đông và thể hiện ư chí chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ. Phi cơ quân sự của ĐCSTQ phải bay mất 10 giờ mới đến Biển Đông, cho thấy khả năng pḥng không của ĐCSTQ trên Biển Đông là ngoài tầm với của nó.
Không quân Mỹ đă sẵn sàng kế hoạch dự pḥng sau khi hàng không mẫu hạm trở về cảng Nhật Bản
Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ thông báo, ngày 12/11, các máy bay ném bom B-1B đặt tại Mỹ đă tiến hành cuộc huấn luyện tấn công tầm xa với máy bay ném bom B-1B đóng tại đảo Guam, thể hiện khả năng triển khai của chúng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương và trên thế giới. Vị chỉ huy tại chỗ tuyên bố rằng ông sẵn sàng trả lời điện thoại và ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào trên toàn thế giới; việc đào tạo như vậy có thể giúp phát triển các chiến lược xung đột cấp cao, và đào tạo quy tŕnh cho phi công.
Mặc dù không tiết lộ thêm thông tin chi tiết, nhưng có thể h́nh dung rằng máy bay ném bom B-1B của Mỹ từ đất liền và B-1B từ Guam đă tiến hành một cuộc tập trận chung khác. Địa điểm cụ thể phải là gần Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông. Điều này một lần nữa cho thấy lực lượng không kích của Mỹ đă sẵn sàng chiến đấu.
Khả năng hạ cánh xuống eo biển Đài Loan giảm dần nhưng máy bay quân sự Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy rối trên vùng trời Tây Nam Đài Loan, việc máy bay quân sự Mỹ có tiếp tục xuất hiện ở khu vực này và đối đầu với máy bay quân sự Trung Quốc có thể tiết lộ thêm chiến lược mới của tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ.