Trước kỳ bầu cử Mỹ, chiến dịch của ông Joe Biden hé mở khả năng "tái đàm phán" thỏa thuận hạt nhân Iran, song Tehran bác bỏ ư tưởng này.
Sputnik News cho hay, Israel là nước đă vận động hành lang mạnh mẽ để Washington rút khỏi Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA), tên gọi chính thức của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tel Aviv đe dọa hành động quân sự nhằm vào Tehran nếu Iran sở hữu được vũ khí hạt nhân. Mối lo của Israel tăng lên khi Tehran tái khởi động chương tŕnh hạt nhân.
Cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Herbert R McMaster, nhận định Israel có thể phát động tấn công quân sự nhằm vào Iran khi ông Trump rời nhiệm sở.
"Israel theo đuổi học thuyết Begin, tức là họ không chấp nhận một nước đối địch có trong tay những vũ khí hủy diệt bậc nhất trên Trái đất," ông McMaster nói với Fox News, đề cập chính sách tấn công phủ đầu mà chính phủ Israel thực thi nhằm vào những đối thủ tiềm tàng mà nước này nghi ngờ là phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Học thuyết mà ông McMaster nhắc đến được xây dựng trong thập niên 1960, sau đó được đặt tên theo Thủ tướng Israel Menachem Begin (nắm quyền trong giai đoạn 1977-1983). Thủ tướng Begin là người đă phát động chiến dịch tấn công ḷ phản ứng hạt nhân Osirak ở ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq khi nó vẫn đang xây dựng vào năm 1981.
Theo Sputnik, học thuyết Begin trái với luật pháp quốc tế - với quy định cấm những khái niệm tấn công phủ đầu hay chiến tranh "dự pḥng".
"Trước đây chúng ta đă chứng kiến chuyện Lực lượng quốc pḥng Israel (IDF) tấn công Syria. Vào năm 2007 khi Triều Tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạt nhân ở vùng sa mạc Syria, và IDF tấn công vào đó, cũng như các đợt tấn công tương tự vào Iraq trước đó? Cho nên tôi cho rằng có khả năng [Israel tấn công Iran]."
Chính phủ Syria nhiều lần bác bỏ cáo buộc từ Israel rằng cơ sở bị tấn công năm 2007 là "cơ sở hạt nhân". Tổng thống Bashar al-Assad nói Damascus không "ngớ ngẩn" khi xây dựng địa điểm hạt nhân giữa sa mạc mà thiếu hệ thống pḥng không. Năm 2009, Các quan chức Syria nói với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) rằng địa điểm này là một kho chứa tên lửa.
Nói về thỏa thuận hạt nhân Iran, ông McMaster cho rằng Washington sẽ phạm "sai lầm lớn thực sự" nếu trở lại với thỏa thuận này và gọi JCPOA là một hiệp ước "thiếu sót một cách căn bản".
Những ngày gần đây, giới chức Mỹ và Iran công khai b́nh luận về viễn cảnh Washington trở lại với thỏa thuận hạt nhân khi chiến dịch của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden hé mở cơ hội "tái đàm phán". Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bác bỏ sự lạc quan khi nhấn mạnh Tehran sẽ "tái tiếp cận" với Mỹ nhưng điều này "không đồng nghĩa tái đàm phán", mà chỉ là "Mỹ quay trở lại bàn đàm phán".
Elliott Abrams, đặc phái viên của ông Trump về vấn đề Iran và Venezuela, nói có sự đoàn kết giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ nhằm mang tới "thay đổi" và "điều chỉnh" đối với JCPOA trước khi Mỹ cân nhắc tái gia nhập thỏa thuận.
JCPOA được Iran kư kết với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Vương quốc Anh, và Đức). Thỏa thuận yêu cầu Tehran thu hẹp chương tŕnh hạt nhân và cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân, để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận.
Chính quyền Trump đă đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận này từ năm 2018 và tái áp đặt trừng phạt, trong khi Iran trả đũa bằng cách tái khởi động chương tŕnh làm giàu uranium. Đến nay, mức độ làm giàu của nước này vẫn thấp hơn nhiều so với mức để chế tạo thiết bị hạt nhân, và Tehran tái khẳng định không có ư định theo đuổi vũ khí hạt nhân hay vũ khí hủy diệt.
VietBF @ Sưu tầm