Trung Quốc dường như đang bắt đầu có phản ứng về các cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Ấn Độ có sự tham gia của Hải quân Ấn Độ, Mỹ, Úc và Nhật Bản.
Các báo cáo từ Úc cho thấy Trung Quốc đă yêu cầu các doanh nghiệp nước này không mua 7 loại hàng hóa từ Úc, gồm than đá, rượu vang, lúa mạch, quặng đồng, đường, gỗ và tôm hùm. Trong khi Trung Quốc phủ nhận việc có bất kỳ lệnh cấm chính thức nào, người phát ngôn của chính quyền Bắc Kinh vẫn cho rằng bất kỳ biện pháp nào mà Bắc Kinh thực hiện đều là "hợp pháp, hợp lư và không đáng chỉ trích".
Theo một số thông tin, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đă được yêu cầu ngừng mua hàng hóa từ Úc theo một hướng dẫn được đưa ra như lời đề nghị nhưng phải được thực hiện như mệnh lệnh. Ví dụ như một nhà nhập khẩu rượu vang được thông báo rằng Hải quan Trung Quốc sẽ không xử lư các lô hàng rượu vang của Úc kể từ tuần này. Đối với Úc, đây là những dấu hiệu đáng lo ngại khi gần 1/3 hàng xuất khẩu của nước này có điểm đến là Trung Quốc.
Lần đầu Canberra khiến Bắc Kinh phẫn nộ là ủng hộ lời kêu gọi tiến hành điều tra quốc tế về nguồn gốc của dịch Covid-19 ở TP Vũ Hán-Trung Quốc.
Sau đó, mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi với việc Trung Quốc tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang Úc, áp thuế bán phá giá lên lúa mạch, cấm nhập khẩu một số loại gỗ của Úc v́ cho rằng chúng bị sâu bệnh và quy định kiểm định mới với các lô hàng tôm hùm, khiến tôm hùm chết trước khi chúng có thể tiếp cận thị trường nền kinh tế thứ hai thế giới.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng những động thái này đă được lên kế hoạch từ trước trong khi một tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc cảnh báo Canberra tránh xa những hành vi gây hấn của Washington đối với Bắc Kinh trước khi quá muộn.
Theo tờ The Statesman, Úc cho đến nay chọn cách phớt lờ về mối liên hệ giữa quyết định chiến lược và quan hệ thương mại khi Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Cunningham chọn việc tin vào lập trường chính thức của Trung Quốc rằng không có hành động phối hợp nào chống lại nước này dù có một số ư kiến hoài nghi.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công liên tục và không ngừng vào hàng nhập khẩu từ Úc cho thấy điều này có thể không đúng.
Với việc các nhà máy điện của Trung Quốc không sử dụng than của Úc và các nhà nhập khẩu thịt ḅ chuyển đơn hàng sang Nam Mỹ bất chấp chi phí vận chuyển cao hơn cho thấy dường như Bắc Kinh quyết tâm bắt Canberra phải trả giá cho điều mà một tờ báo Trung Quốc gọi là "hung hăng điều tàu chiến đến cửa ngơ Trung Quốc".
VietBF @ Sưu tầm