Trong số những người đă bỏ phiếu, khoảng 24 triệu người (chiếm 1/4 số phiếu) không đi bỏ phiếu năm 2016 và 8 triệu người (8%) bỏ phiếu lần đầu.
Nếu kết quả khảo sát chính xác, Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Nhưng 4 năm trước, khảo sát đă sai, nên muốn hiểu tương lai chính trị của Mỹ, điều quan trọng là phải t́m đến các nguồn thông tin đáng tin cậy hơn là chỉ dựa vào các cuộc thăm ḍ. Và xem xét một số nhóm cử tri có thể góp phần quan trọng.
Dữ liệu bầu cử sớm là nơi quan trọng để bắt đầu. Không nghi ngờ ǵ về việc ít nhất 97 triệu phiếu bầu đă được bỏ, những lá phiếu đă được tính và chính xác hơn nhiều so với bất kỳ cuộc khảo sát nào. Và bởi những con số đó quá cao, có thể dự đoán rằng tổng số cử tri đi bầu năm nay có khả năng phá kỷ lục.
Tại Texas, quá nhiều người đi bỏ phiếu sớm, với số phiếu đến thời điểm này tương đương 108% so với toàn bộ phiếu được kiểm năm 2016.
H́nh ảnh làn sóng tượng trưng lượng cử tri đi bỏ phiếu trong bầu cử Mỹ năm 2016 và 2020. Đồ họa: Guardian.
Dữ liệu bầu cử sớm này có giá trị hơn nhiều so với khảo sát đơn thuần v́ nó cũng cung cấp thông tin đăng kư đảng phái. V́ vậy, có thể nói với mức độ tin cậy cao rằng hầu hết phiếu bầu sớm đă được bỏ cho đảng Dân chủ (trong trường hợp không ai đột ngột thay đổi đảng phái chính trị của họ).
Dựa trên 20 bang có thông tin đăng kư đảng chính trị, gần một nửa (45%) số phiếu được báo cáo tính đến chiều 2/11 đến từ những người đăng kư đảng Dân chủ và 31% từ những người đăng kư đảng Cộng ḥa. Điều này phù hợp với các cuộc bầu cử trước đó bởi người đảng Dân chủ thường đi bỏ phiếu sớm hơn.
Đại dịch Covid-19 toàn cầu và những lo ngại về đàn áp cử tri (chiến lược tác động đến kết quả bầu cử bằng cách khuyến khích hoặc ngăn cản các nhóm người cụ thể bỏ phiếu) đă khuyến khích nhiều người đi bỏ phiếu sớm, tránh các đám đông hỗn loạn và tiềm ẩn virus vào ngày 3/11. Nhưng số người bỏ phiếu sớm quá cao, đến mức không thể chỉ đơn giản giải thích dựa vào số cử tri thường xuyên bỏ phiếu sớm. Thực tế, trong số những người đă bỏ phiếu, khoảng 24 triệu (chiếm 1/4 số phiếu) là những người không đi bỏ phiếu năm 2016 và 8 triệu (8%) là người bỏ phiếu lần đầu.
Nói cách khác, số cử tri đi bầu ngày càng tăng v́ những người từng không phải cử tri (không đăng kư đi bỏ phiếu) đang xuất hiện. Và những người không phải cử tri giờ đây lại là một lực lượng mạnh mẽ.
Các cuộc thăm ḍ cho thấy không chỉ cách xử lư khủng hoảng đại dịch, Trump đă gặp vấn đề với hai nhóm nhân khẩu học quan trọng là người cao tuổi và phụ nữ ở vùng ngoại ô. "Tôi đă cứu vùng ngoại ô của bạn, hỡi những người phụ nữ ở ngoại ô, hăy yêu mến Trump", Trump nói với người ủng hộ tại cuộc vận động ở Muskegon, Michigan.
Tuy nhiên, có lẽ nhóm quan trọng nhất là những người chưa từng đi bỏ phiếu cho đến cuộc bầu cử này. Năm 2016, 41% người trưởng thành đủ điều kiện đă không đi bỏ phiếu. Nếu xem "không bỏ phiếu" là một đảng chính trị, nó sẽ quét sạch nước Mỹ, giành chiến thắng ở tất cả, ngoại trừ 8 bang và thủ đô Washington. V́ vậy, nếu muốn hiểu rơ hơn điều ǵ sẽ xảy ra vào ngày bầu cử Mỹ, cần xem xét kỹ hơn những người không phải cử tri.
Người đi bầu và không đi bầu dự theo học vấn (trung học trở xuống, học đại học, tốt nghiệp đại học) trong cuộc bầu cử năm 2016. Đồ họa: Guardian.
Những người không phải cử tri phần lớn thuộc độ tuổi 18-29, ít có khả năng đă hoàn thành đại học và không thể có thu nhập trên 30.000 USD mỗi năm. Trong khi người da trắng áp đảo trong số cử tri, những người không phải cử tri nhiều khả năng là người da màu.
Nh́n chung, những người không phải cử tri có nhiều khả năng chịu mất mát nhiều nhất trong một cuộc bầu cử v́ chủng tộc, thu nhập, tŕnh độ học vấn và tuổi tác khiến họ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ. Tuy nhiên năm nay, nhiều người đang chuyển đổi, không phải từ đảng này sang đảng kia, mà từ không phải cử tri trở thành cử tri. Các đảng đều nỗ lực để thu hút một số nhóm nhất định của những người không phải cử tri này.
Người Mỹ xếp hàng bỏ phiếu sớm ở Iowa hôm 2/11. Ảnh: AFP.
Các cử tri trẻ có nhiều khả năng xác định là người ủng hộ đảng Dân chủ. V́ vậy, Biden hy vọng những người Mỹ trẻ tuổi trước đây không bỏ phiếu sẽ xuất hiện và bỏ phiếu cho ông, chiếm gần 2/3 thế hệ millennials (sinh từ 1981 đến 1996). Nhóm người này nói rằng họ ủng hộ đảng Dân chủ hoặc nghiêng về đảng Dân chủ.
Người đi bầu và không đi bầu dựa theo độ tuổi trong cuộc bầu cử 2016. Đồ họa: Guardian.
Đảng Dân chủ cũng sẽ dựa vào những người Mỹ da màu có thể đă không bỏ phiếu trước đó. 84% người Mỹ da màu và 63% người Latinh nói rằng họ nghiêng về đảng Dân chủ, so với 43% người Mỹ da trắng.
Người đi bầu và không đi bầu dựa trên sắc tộc (da trắng, đen, Latinh, khác) trong cuộc bầu cử 2016. Đồ họa: Guardian.
Tuy nhiên khi nói đến giáo dục, mọi thứ bắt đầu có vẻ ít hứa hẹn hơn đối với đảng Dân chủ. Sự gia tăng tỷ lệ cử tri của những người Mỹ chưa học đại học có thể là tin tốt cho những người Cộng ḥa, vốn nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong nhóm đó. Trên thực tế, phần lớn các phân tích về chiến thắng của Trump năm 2016 tập trung vào sự phân chia giáo dục ở Mỹ và phiếu bầu của đảng Cộng ḥa đến từ những người tốt nghiệp trung học trở xuống.
Nh́n chung, những cử tri mới này mang lại bức tranh rất tích cực cho đảng Dân chủ. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu hiện vẫn tăng và có lẽ đang tăng, một phần do các cử tri trẻ không phải người da trắng đang xuất hiện và chọn Biden trên lá phiếu của họ.
Người đi bầu và không đi bầu dựa trên thu nhập (dưới 39.000 USD, 30.000-75.000 USD, trên 75.000 USD) trong cuộc bầu cử 2016. Đồ họa: Guardian.
Tuy nhiên, chiến thắng của đảng Dân chủ c̣n phụ thuộc vào ba điều quan trọng: Covid-19 không giữ chân số lượng lớn người ủng hộ đảng Dân chủ ở nhà; không có sự đàn áp cử tri trên diện rộng khiến số phiếu của họ giảm đột ngột; và cuộc thăm ḍ không thể sai nhiều hơn so với năm 2016.
VietBF@sưu tập