Ngày bầu cử Mỹ chính thức sắp bắt đầu, Trung Quốc có lẽ hồi hộp nhất khi chờ sự thay đổi về mối quan hệ với Mỹ sau cuộc bầu cử sắp tới, trong bối cảnh hai nước giờ đây căng thẳng trên nhiều lĩnh vực.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Joe Biden (Ảnh: Getty)
Bất kể khi nào có sự chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng, theo truyền thống, Tổng thống sắp măn nhiệm sẽ để lại cho người kế nhiệm một bức thư, đưa ra lời khuyên và chào đón “t́nh anh em” giữa các nhà lănh đạo Mỹ.
Cựu Tổng thống George W. Bush từng cảnh báo người kế nhiệm Barack Obama rằng “những người chỉ trích sẽ nổi giận (và) “những người bạn” sẽ khiến ông thất vọng”, trong khi ông Obama hối thúc Tổng thống Donald Trump “duy tŕ trật tự quốc tế đang dần mở rộng kể từ sau Chiến tranh Lạnh”.
Bất kỳ ai muốn muốn đưa ra lời khuyên cho chủ nhân Pḥng Bầu Dục vào tháng 1/2021, dù đó là đương kim Tổng thống Donald Trump với nhiệm kỳ thứ hai hay ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, tân Tổng thống sẽ được hối thúc tập trung vào mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, trong bối cảnh mối quan hệ này bị cho là xuống cấp nghiêm trọng trong nhiệm kỳ lănh đạo của Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm sau có thể là Tổng thống đầu tiên trong hai thập niên đối mặt với thách thức đối ngoại lớn nhất không phải bắt nguồn đống đổ nát do cuộc chiến của Washington ở Afghanistan và Iraq để lại, mà là đối phó với một trật tự thế giới đa cực mới - nơi Mỹ không c̣n là siêu cường duy nhất.
Theo SCMP, Trung Quốc đang thách thức Mỹ với tham vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quân đội Trung Quốc cũng được mở rộng và nâng cấp mạnh mẽ, đe dọa các lực lượng của Mỹ hoặc các đồng minh của Washington tại một số điểm nóng. Giới quan sát đă cảnh báo về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, thậm chí là một cuộc xung đột công khai hoặc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai cường quốc này.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đă “giáng đ̣n” Trung Quốc bằng thuế quan thương mại, trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong, tăng cường viện trợ và hỗ trợ cho Đài Loan. Năm nay, Tổng thống Trump liên tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về đại dịch Covid-19. Hai nước cũng lần lượt đóng cửa các lănh sự quán của nhau.
Kỳ vọng của Trung Quốc
Theo CNN, Trung Quốc đang chờ đợi “tái khởi động” mối quan hệ với Mỹ vào tháng 1/2021, bất kể cuộc bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào. Các nhà lănh đạo Trung Quốc không hài ḷng với việc nước này trở thành “điểm nóng” trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bởi điều này cho thấy lưỡng đảng ở Mỹ ngày càng đồng thuận trong việc theo đuổi lập trường “diều hâu” đối với Bắc Kinh.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai hồi đầu tháng khẳng định Bắc Kinh “kiên quyết phản đối một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hoặc sự tách rời giữa hai nước”, thay vào đó Bắc Kinh “cam kết duy tŕ sự phát triển lành mạnh và ổn định cho quan hệ Trung - Mỹ”.
“Mối quan hệ Trung - Mỹ đang trải qua khó khăn nghiêm trọng hiếm thấy trong suốt 41 năm quan hệ ngoại giao. Điều này đă làm xói ṃn nghiêm trọng các lợi ích cơ bản của người dân Trung Quốc và Mỹ”, Đại sứ Cui Tiankai nói.
Tuy vậy, sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Trung không chỉ xuất phát từ phía Mỹ, mặc dù Tổng thống Trump có thể đă góp phần thúc đẩy điều đó. Mối quan hệ này xấu đi một phần c̣n do chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng và chủ nghĩa bành trướng quân sự của Bắc Kinh, cũng như sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về vấn đề tại Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.
Nick Marro, chuyên gia về Trung Quốc tại Cơ quan T́nh báo Kinh tế (EIU), đồng ư rằng sự đổ vỡ trong quan hệ Mỹ - Trung là do cả hai bên.
“Trung Quốc đang cố giữ cho mối quan hệ không trở nên xấu đi, nhưng lại không tạo nền móng cho mối quan hệ này trở nên tốt đẹp hơn. Nhiều mâu thuẫn song phương hiện nay vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại, liên quan tới các vấn đề như Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc coi tất cả những khu vực này là “lằn ranh đỏ”, bất kỳ sự lùi bước nào về chính sách đều có nguy cơ bị coi là đầu hàng trước sức ép từ phương Tây”, chuyên gia Marro nhận định.
Chính sách của Trump - Biden
Hầu hết giới quan sát đồng ư rằng nếu Joe Biden đắc cử tổng thống, ông sẽ theo đuổi một chính sách ít gây hấn công khai hơn đối với Trung Quốc, mặc dù về thực chất, ứng viên đảng Dân chủ có thể vẫn nghi ngờ Bắc Kinh tương tự Tổng thống Trump.
Theo Jeff Moon, một nhà phân tích và là cựu quan chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc, “ông Biden sẽ tiếp tục chính sách truyền thống, trông cậy chặt chẽ vào mạng lưới liên cơ quan của Mỹ cũng như các đồng minh truyền thống của Washington, đưa ra quyết định cẩn trọng hơn về các vấn đề Mỹ - Trung”, trái ngược với các chính sách thất thường của ông Trump đối với Bắc Kinh.
“Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến định hướng dễ đoán và chính thống hơn cho quan hệ song phương, giúp tái khởi động mối quan hệ bằng cách ổn định quan hệ Mỹ - Trung và tránh nguy cơ hiểu nhầm dẫn tới leo thang căng thẳng”, chuyên gia Moon nhận định thêm.
Tuy vậy, ông Moon cho rằng các vấn đề “nóng” hơn trong quan hệ Mỹ - Trung khó có thể được giải quyết.
“Sau nhiều thập niên đối thoại và hợp tác về toàn bộ các vấn đề song phương, Trung Quốc đă liên tục từ chối áp dụng các thay đổi và cải cách về chính sách nhằm giải quyết những lo ngại của Mỹ. Do vậy, công thức tái khởi động mối quan hệ của Trung Quốc sẽ khó được Mỹ chấp nhận”, chuyên gia Moon cho biết.
Chuyên gia về Trung Quốc Ryan Manuel cũng đồng ư rằng việc tái khởi động quan hệ Mỹ - Trung “khó có thể xảy ra”.
“Ông Biden sẽ thúc đẩy việc triển khai mạnh hơn chính sách công nghiệp nội địa của Mỹ trong các lĩnh vực mà Mỹ cho rằng Trung Quốc đang gian lận”, ông Manuel nhận định.
Việc quay lại cách tiếp cận mềm mỏng với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton rất khó xảy ra, do lập trường cứng rắn của lưỡng đảng ở Washington đối với Bắc Kinh và sự lo ngại của Mỹ về các vấn đề như Tân Cương và quân sự hóa Biển Đông.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, việc Nga hay Trung Quốc được xem là đối thủ lớn nhất của Mỹ từng là chủ đề gây tranh căi. Tuy nhiên, giờ đây ngày càng nhiều người cho rằng Bắc Kinh tạo ra thách thức lớn hơn đối với Washington và bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng bị coi là yếu thế.
Theo chuyên gia Nick Marro tại EIU, nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, ông sẽ không c̣n bị ràng buộc về việc tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Điều này có thể khiến ông Trump tự do trong việc hành động cứng rắn hơn Trung Quốc, chẳng hạn áp đặt các lệnh cấm nhằm vào hoạt động đầu tư hoặc ḍng chảy tài chính giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
VietBF@sưu tập