Với Nhật Bản, Việt Nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Nhuwgx điều mà doanh nhân Nhật nói về sức hấp dẫn của Việt Nam là: Môi trường chính trị ổn, lao động chăm chỉ, tỷ lệ người nói tiếng Nhật đông nhất Đông Nam Á.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hơn chục năm sống tại Việt Nam của ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Vietnam, là lần bị quên ví khi ăn phở ở Đà Nẵng. Khi đó, ông đă rất bất ngờ khi được một người địa phương t́m đến trả lại dù không hề quen biết.
“Người Việt Nam rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, thoải mái”, là những điều mà ông Sagara Hirohide luôn ấn tượng. Ông cho biết không chỉ ḿnh mà nhiều doanh nghiệp Nhật đang ngày càng chọn Việt Nam nhiều hơn. Không chỉ bởi yếu tố con người, mà c̣n ở sự hấp dẫn của một nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt Nhật Bản
Nói về dự hấp dẫn của Việt Nam, ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn pḥng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, đưa ra những lư do hiện tại và tầm nh́n dài hạn.
Hiện tại, Việt Nam cũng có vị trí chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có chi phí nhân công và thuê đất cạnh tranh. Việt Nam cũng có nhiều FTA với các quốc gia, hấp dẫn doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư vào đây.
Vị này cũng cho biết số lượng người nói được tiếng Nhật ở Việt Nam đang lớn hơn các nước ASEAN khác. Hai nước lại có nhiều sự tương đồng văn hóa. Đây là một trong những lợi thế rất hấp dẫn mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Một nhà máy của Nhật Bản tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: CNVN.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng rất tâm huyết thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Thái độ của Chính phủ Việt Nam trong lắng nghe ư kiến được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao.
Về tầm nh́n dài hạn, các doanh nghiệp Nhật cũng tính đến 10-15 năm nữa. Việc mở rộng sản xuất ở Việt Nam cũng là nhắm đến chính thị trường nội địa tiềm năng gần 100 triệu dân. Trong tương lai, tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng gia tăng, được coi là một trong những thị trường đầy hấp dẫn.
C̣n dưới con mắt của một doanh nhân, ông Sagara Hirohide đánh giá người Việt đơn giản, không lắt léo mặt trước, mặt sau, không thấy có người khôn lỏi. Một lợi thế nữa là người Việt Nam rất yêu thích Nhật Bản, từ ăn các món ăn Nhật hay sử dụng các sản phẩm, t́m hiểu văn hóa Nhật Bản. Lănh đạo Việt Nam cũng yêu mến đất nước mặt trời mọc.
“Với người Nhật Bản th́ Việt Nam là nơi rất đáng sống, rất dễ để làm việc và sinh sống”, ông nói.
Là người có 15 năm sống ở Việt Nam, ông Watanabe Yutaka, Giám đốc Công ty Towa Industrial Vietnam, nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của Việt Nam với đường biển dài, gần đường hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới. Do đó, ông nhấn mạnh đây là điểm đến tiềm năng mà các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi cung ứng.
Hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau
Trong khối G7 th́ Việt Nam có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư toàn diện nhất với Nhật Bản. Nhật hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 38 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu 25,2 tỷ USD, c̣n Nhật Bản xuất sang Việt Nam số hàng hóa trị giá 12,8 tỷ USD.
Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép…
C̣n Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, thiết bị, dụng cụ; máy vi tính, sản phẩm điện tử; sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo; vải các loại; linh kiện, phụ tùng ôtô…
Việt Nam cũng là địa điểm đầu tư ưa thích của doanh nghiệp Nhật. Trong 8 tháng đầu năm, Nhật Bản đă đầu tư vào Việt Nam 1,65 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lănh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất động sản…
Đặc biệt, hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng quy mô phát triển.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những nước cung cấp nhiều lao động cho Nhật Bản. Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đă cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với khoảng 160.000 người. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện hơn 82.000 người, đứng thứ hai tại Nhật.
Nhật Bản cũng là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam. Năm 2019, có 951.962 lượt khách Nhật Bản vào Việt Nam (tăng 15,2%), đứng thứ ba.
Nhật Bản c̣n là đối tác viện trợ phát triển chính thức ODA quan trọng, là nước cung cấp vốn vay bằng đồng yen cho Việt Nam lớn nhất, với tổng giá trị vay cho đến 12 là gần 2.600 tỷ yen, tương đương khoảng 24 tỷ USD.
Hai nền kinh tế trong tương lai
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Việt Nam giữa bối cảnh thế giới đang vật lộn với dịch Covid-19. Tuy nhiên, về lâu dài, một thách thức lớn hơn mà 2 nước cùng phải đối mặt là những sự thay đổi đến từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khi đó, cách vận hành nền kinh tế, các mối quan hệ, thậm chí là sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phức tạp.
Trong bối cảnh đó, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang dần thay đổi với những bước phát triển mới. Đáng chú ư, trong văn kiện hợp tác giữa 2 bên mới được kư kết, một lĩnh vực mới là hợp tác kỹ thuật số.
JETRO sẽ giúp kết nối giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Qua đó, hỗ trợ tốt nhất việc phát triển sự nghiệp đổi mới sáng tạo giữa 2 nước và doanh nghiệp.
Việt Nam và Nhật Bản sẽ ngày càng hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế số và công nghệ cao. Ảnh: TRR.
Ông Nakajima Takedo, Trưởng đại diện văn pḥng JETRO Hà Nội, kỳ vọng Việt Nam sẽ hướng đến sản xuất có giá trị tăng cao, mở rộng nội lực và tích cực áp dụng chuyển đổi số.
Riêng tại Nhật Bản, Việt Nam đă thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản VJOIN (Vietnam - Japan Open Innovation Network) với hàng ngh́n thành viên.
Mạng lưới này nhằm xây dựng và phát triển các hoạt động kết nối đổi mới sáng tạo của cộng đồng tri thức, chuyên gia trên toàn thế giới để cùng sáng tạo và ứng dụng các công nghệ, sản phẩm, mô h́nh kinh doanh, quản lư mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Ngoài những lĩnh vực hợp tác mới, Việt Nam và Nhật Bản vẫn sẽ hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống. Đó là môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng… Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh dự án tiêu biểu của dự án cơ sở hạ tầng là dự án đường sắt đô thị số 1 tại TP.HCM.
Nhiều nhà quan sát nhận định quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là một mối quan hệ khá đặc biệt của một nước phát triển với một nước đang phát triển. Chắc chắn, quan hệ này sẽ c̣n có nhiều bước tiến nữa trong tương lai. Giống như lời cam kết của Thủ tướng Suga Yoshihide tại Hà Nội: “Tôi xin cam kết nắm chặt tay với ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước, đóng góp cho ḥa b́nh, thịnh vượng ở khu vực”.
VietBF@ sưu tầm.