10/10/20
A Pro-Trump Militant Group Has Recruited Thousands of Police, Soldiers, and Veterans
An Atlantic investigation reveals who they are and what they might do on Election Day.
Story by Mike Giglio
Biên dịch NMGV
Phần 1
Một cuộc điều tra của Tạp chí Atlantic tiết lộ họ là ai và họ có thể làm ǵ vào Ngày bầu cử.
Ghi chú của Biên tập viên: S
au khi câu chuyện này được gửi đến nhà in cho tạp chí The Atlantic số tháng 11, Tổng thống Donald Trump đă được hỏi trong cuộc tranh luận tổng thống ngày 29 tháng 9 rằng liệu ông có “lên án những người theo chủ nghĩa da trắng thượng tôn và các nhóm dân quân và nói rằng họ cần rút lui”. Tổng thống nói “Chắc chắn rồi,” và sau đó ông nói rằng Proud Boys, một nhóm chiến binh theo chủ nghĩa dân tộc, nên “củng cố và sẵn sàng” khi cuộc bầu cử đến gần. Những người ghi danh tạp chí in có thể nhận được số báo vào giữa tháng 10.
Stewart Rhodes giờ đang sống trong tầm nh́n về tương lai của ḿnh. Trên truyền h́nh, các thành phố của Mỹ đang bốc cháy, trong khi trên mạng, tin đồn cảnh báo rằng các băng antifa đang đến khủng bố các vùng ngoại ô. Rhodes đang lái xe quanh Nam Texas, chuẩn bị cho những điều đó. Ông ấy nhận điện thoại. Ông nói: “Đừng đùa giỡn nữa. Chúng ta đă rơi vào cuộc nội chiến."
Đó là một buổi tối thứ Sáu của tháng Sáu. Rhodes, 55 tuổi, là một người đàn ông chắc nịch với mái tóc muối tiêu cắt sát, mặc nguyên bộ trang phục chiến thuật giản dị và một miếng che mắt màu đen. Trong chiếc xe bán tải của ḿnh, bên cạnh ông ta là một khẩu súng lục và một chiếc mũ đen bụi bặm với biểu tượng vàng của nhóm Oath Keepers (dịch: Những Người Giữ Lời Thề), một nhóm chiến binh đă thu hút hàng ngh́n người từ quân đội và cộng đồng thực thi pháp luật.
Rhodes đă nói về cuộc nội chiến kể từ khi ông thành lập nhóm Oath Keepers, vào năm 2009. Nhưng bây giờ đă có nhiều người lắng nghe hơn. Và trong khi Rhodes đă từng tự nhận ḿnh là một nhà cách mạng trong trạng thái chờ, th́ giờ đây ông ta thấy vai tṛ của ḿnh là bảo vệ tổng thống. Ông đă đưa ra lời kêu gọi đến những người theo ông để bảo vệ đất nước chống lại cái mà ông gọi là "cuộc nổi dậy." Ông ấy nói với tôi rằng t́nh trạng bất ổn là nỗ lực mới nhất nhằm làm suy yếu Donald Trump.
Trong suốt mùa hè, những lời cảnh báo của Rhodes về xung đột ngày càng lớn hơn. Vào tháng 8, khi một thiếu niên bị buộc tội bắn chết hai người trong cuộc biểu t́nh phản đối sự tàn bạo của cảnh sát ở Kenosha, Wisconsin, Rhodes đă gọi cậu ta là "một Anh hùng, một Người yêu nước" trên Twitter. Và khi một người ủng hộ Trump bị giết vào cuối tuần đó ở Portland, Oregon, Rhodes tuyên bố rằng sẽ không c̣n đường quay lại. Anh viết, “Nội chiến đang ở đây, ngay bây giờ”, trước khi bị Twitter cấm trên nền tảng của họ v́ kích động bạo lực.
Cho đến lúc đó, tôi đă dành nhiều tháng để phỏng vấn các thành viên nhóm Oath Keepers hiện tại và trước đây, cố gắng xác định xem họ có thực sự tham gia vào bạo lực hay không. Nhiều nỗi sợ hăi tồi tệ nhất của họ đă nhanh chóng được nhận ra: đóng cửa chính phủ, bạo loạn, phong trào băi bỏ cảnh sát, và các nhóm công ta tự trang bị vũ khí và chiếm một phần thành phố. Họ coi tất cả những chuyện đó như là tiền thân của cuộc bầu cử năm 2020.
Khi Trump dành cả năm để cảnh báo về hành vi gian lận cử tri, nhóm Oath Keepers đă lắng nghe. Tôi tự hỏi điều ǵ sẽ xảy ra nếu Trump thua, nói rằng cuộc bầu cử đă bị đánh cắp, và từ chối nhượng bộ? Hoặc ngược lại: Điều ǵ sẽ xảy ra nếu ông ta chiến thắng và các người chống đối ông đổ ra đường để phản đối? Hoa Kỳ đă chứng kiến sự gia tăng bạo động chính trị và vào tháng 8, FBI đă đưa ra một bản tin cảnh báo về khả năng leo thang trong cuộc bầu cử. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn bao nhiêu nếu các chuyên gia được huấn luyện cầm đến vũ khí?
Tôi đă hỏi một phiên bản của những câu hỏi này kể từ năm 2017, khi tôi gặp một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Luật pháp Đói nghèo miền Nam, người đă nói với tôi về Rhodes và nhóm Oath Keepers. Cô ấy đă nhận được một cơ sở dữ liệu bị ṛ rỉ với thông tin về nhóm và cô ấy nói rằng nó có thể chứa một số câu trả lời.
Rhodes là một blogger theo chủ nghĩa tự do ít được biết đến khi anh thành lập nhóm Oath Keepers vào đầu năm 2009. Đó là khoảnh khắc lo lắng của cánh hữu Mỹ: Khi cuộc Đại suy thoái bùng phát, những người biểu t́nh đón vị tổng thống mới bằng cáo buộc theo chủ nghĩa xă hội và chế độ chuyên chế. Rhodes viết trên mạng trực tuyến “Những mối đe dọa lớn nhất đối với quyền tự do của chúng ta không phải đến từ bên ngoài, mà là từ bên trong”. Đảng Cộng ḥa đă mất tám năm để tích lũy quyền lực trong cơ quan hành pháp để giờ bị Barack Obama chiếm giữ. Thời gian cho chính trị đă kết thúc. Rhodes viết: “Những người lẽ ra là chủ nô lệ của chúng ta đă đánh giá quá thấp quyết tâm và khả năng quân sự của người dân.”
Rhodes gia nhập quân đội khi vừa mới tốt nghiệp trung học, với hy vọng trở thành Lính Mũ Xanh, nhưng sự nghiệp của ông ta bị cắt đứt khi ông bị găy xương sống trong một lần huấn luyện nhảy dù. Sau khi giải ngũ, ông làm công việc dạy bắn súng và phục vụ đậu xe hơi (valet). Năm 1993, ông ta đánh rơi một khẩu súng ngắn đă nạp đạn và nó bắn vào mặt ông, làm ông bị mù mắt trái. Sự va chạm với cái chết đă truyền cảm hứng cho ông, ở tuổi 28, đăng kư vào trường cao đẳng cộng đồng. Ông tiếp tục vào Đại học Nevada ở Las Vegas, nơi ông tốt nghiệp hạng ưu, và sau đó vào Trường Luật Yale, nơi ông giành giải cho bài báo cho rằng học thuyết những kẻ ôm-súng-cho-kẻ-thù (enemy-combatant) của chính quyền Bush vi phạm Hiến pháp.
Ông ấy kết hôn với một người cùng theo chủ nghĩa tự do, xây dựng gia đ́nh và treo bản hành nghề luật sư ở Montana, như một mẫu quảng cáo vào 2008 “Chất lượng của Ivy League… mà không phải trả chi phí của Ivy League.” Ông ấy t́nh nguyện tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của Ron Paul vào năm đó. Nhưng sau cuộc bầu cử, ông đă chuyển hướng từ chính trị sang một cái ǵ đó đen tối hơn.
Bài đăng trên blog của ông ấy vừa là một tuyên ngôn vừa là một lời chào mời tuyển dụng. Ông dựa trên lời thề mà các binh sĩ thực hiện khi nhập ngũ — lược bỏ phần tuân theo tổng thống và tập trung vào phần trước đó, để “ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp chống lại mọi kẻ thù, cả nước ngoài và trong nước.” Các nhân viên thực thi pháp luật cũng tuyên thệ tương tự, và Rhodes viết rằng cả hai nhóm đều có thể từ chối các công lệnh, bao gồm cả những lệnh liên quan đến kiểm soát súng, cho rằng điều này sẽ kích hoạt chế độ chuyên chế. Và, nếu cần, họ có thể chiến đấu.
Các phản hồi dồn dập đổ vào và Rhodes đă xuất bản chúng trên blog của ḿnh:
“Thông điệp của bạn đang lan rộng và tôi sẽ đảm bảo rằng nó sẽ đến được với nhiều lính Thủy quân lục chiến hơn.”
“Tôi không chỉ từ chối bất kỳ mệnh lệnh trái luật nào vi phạm đến Hiến pháp, tôi sẽ chống lại những tên bạo chúa đưa ra mệnh lệnh. Hăy yên tâm rằng tôi và những người anh em của tôi trong Lực lượng Thực thi Pháp luật nói về chủ đề này một cách thường xuyên.”
Một sĩ quan Không quân viết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ bạn và những ǵ bạn đại diện và tôi có nói về những điều này với một số cấp dưới của tôi. Đó là những người tôi tin tưởng."
Rhodes giữ cho bản chất của nhóm Oath Keepers vẻ mơ hồ — nhóm này chính thức là phi đảng phái và không phải, như một bài đăng sau này trên blog đă nói, đó là một lực lượng dân quân “như tên gọi". Mặc dù vậy, ông cũng cảnh báo rằng các thành viên của tổ chức sẽ bị tô vẽ là những kẻ cực đoan và bảo rằng họ có thể ẩn danh. Anh nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh: “Chúng tôi không yêu cầu những thành viên hiện đang phục vụ trong các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội phải đăng kư vào bất kỳ loại danh sách thành viên nào. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó thật ngu ngốc."
Nhưng cuối cùng ông ấy đă tạo ra một danh sách như vậy. Nó đă thu thập tên, địa chỉ nhà riêng và địa chỉ email, số điện thoại và lịch sử phục vụ của các thành viên, cùng với câu trả lời cho câu hỏi về cách họ có thể trợ giúp nhóm Oath Keepers. Năm ngoái, Trung tâm Luật pháp Đói nghèo Miền Nam đă chuyển cho tôi các dữ liệu đó của gần 25.000 người.
Vào ngày 19 tháng 4 năm 2009, Rhodes đi đến Lexington Green, ở Massachusetts, để kỷ niệm những phát súng đầu tiên của Cách mạng Hoa Kỳ. Đứng trước một đám đông các thành viên mới, ông ấy dẫn đầu việc tái khẳng định lời thề của họ. Cùng với ông ta là hai anh hùng của phe cánh hữu: Richard Mack, người đă phổ biến ư tưởng rằng cảnh sát trưởng quận là luật cao nhất trên đất nước (nguyên văn: county sheriffs are the highest law in the land), và Mike Vanderboegh, người sáng lập nhóm Three Percenters (nhóm Ba Phần trăm), một lực lượng dân quân bao trùm dựa trên huyền thoại rằng nó chỉ cần 3 phần trăm dân số để chiến đấu và chiến thắng trong Chiến tranh Cách mạng.
Với bằng luật Ivy League của ḿnh, lư lịch của Rhodes thật khác thường. Một trong những vụ án đầu tiên mà ông ta thực hiện sau khi ra trường là giúp biện hộ miễn phí cho một thủ lĩnh dân quân bị bỏ tù v́ tội chế tạo súng máy. Các bài viết đầu tiên của ông ấy trên blog và trên một diễn đàn trực tuyến nơi ông ấy sử dụng tên nick là Stewart the Yalie, cho thấy sự gắn liền với sự trỗi dậy của hàng trăm nhóm dân quân, vào đầu những năm 1990, kết tụ lỏng lẻo dưới ngọn cờ của phong trào Ái quốc.
Rhodes bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc bao vây của chính phủ năm 1993 bên ngoài Waco, Texas, kết thúc bằng cái chết của hơn 70 thành viên của một giáo phái Cơ đốc có vũ trang, mà với ông nó biểu hiện sự nguy hiểm của quyền lực chính phủ. Nhưng phong trào Ái quốc trở nên tai tiếng v́ có mối liên hệ với những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng - và nó tan ră sau khi Timothy McVeigh, người đă tham dự các cuộc họp dân quân, đánh bom một ṭa nhà liên bang ở Thành phố Oklahoma vào năm 1995.
Rhodes muốn tránh lặp lại những sai lầm của các nhóm trước đó và ông ấy đă thể hiện tài năng trong việc đưa ra những ư tưởng ngoài lề hấp dẫn hơn. Việc ông ấy từ chối gọi nhóm Oath Keepers là một lực lượng dân quân cũng như việc ông ấy phủ nhận phân biệt chủng tộc trên blog của ḿnh và cảnh báo các thành viên không nên công khai đe dọa bạo lực. Ông khẳng định rằng nhóm Oath Keepers sẽ chiến đấu chỉ như một phương sách cuối cùng.
Rhodes tin rằng các nhóm dân quân trong quá khứ hoạt động quá bí mật, điều này khiến công chúng nghi ngờ và dễ bị chính quyền trấn áp. Ông đă thành lập nhóm Oath Keepers như một tổ chức phi lợi nhuận đă đăng kư với một hội đồng quản trị; các thành viên đă làm công việc cứu trợ sau băo và phát biểu tại các sự kiện của Đảng Cộng ḥa địa phương. Họ có thể đi vào đồn cảnh sát hoặc đứng bên ngoài căn cứ quân sự với tờ rơi; họ có thể gặp cảnh sát trưởng và thỉnh cầu các nhà lập pháp.
Khi Trump cảnh báo về nội chiến, Rhodes đă lên tiếng đồng ư. Ông viết: “Đây là sự thật. Đây là vị trí của chúng ta."
Rhodes đă viết một tín điều liệt kê 10 loại mệnh lệnh mà các thành viên thề sẽ chống lại. Luật kiểm soát súng là đầu tiên trong số đó. Sau đó là các mối quan tâm của chủ nghĩa tự do như đưa công dân Mỹ ra trước ṭa án quân sự và khám xét và bắt giữ không có trát toà. Sau khi những điều đó c̣n có thêm nhiều lo ngại kiểu thuyết âm mưu như là phong tỏa các thành phố, quân đội nước ngoài trên đất Hoa Kỳ, đưa người Mỹ vào các trại giam giữ. Ở đây Rhodes đă rút ra từ lư thuyết “Trật tự thế giới mới”, một thế giới quan trung tâm của phong trào Ái quốc - và điều đó có thể bắt nguồn từ điều mà sử gia Richard Hofstadter, viết vào những năm 1960, gọi là phong cách hoang tưởng trong chính trị Mỹ. Nó liên kết nỗi sợ hăi về chủ nghĩa toàn cầu, sự mất ḷng tin sâu sắc của giới tinh hoa và ư tưởng rằng một chính phủ liên bang đang căng thẳng có thể trở thành chuyên chế.
Rhodes xuất hiện trên chương tŕnh Hardball và The O’Reilly Factor, nơi những ư tưởng của ông ta bị gọi là nguy hiểm; trên đài phát thanh nói chuyện bảo thủ, nơi họ được gặp gỡ thuận lợi hơn; và trên chương tŕnh The Alex Jones Show, nơi ông ấy được giới thiệu thường xuyên đến nỗi ông ấy và Jones đă trở thành bạn bè. Ông giữ nhóm Oath Keepers ở vị trí tiên phong của phong trào Ái quốc, phong trào đang hồi sinh, và trao đổi trang blog của ḿnh cho một trang web bán áo giáp có thương hiệu và một trang Facebook đạt nửa triệu người theo dơi trước khi bị đóng cửa vào tháng 8.
Năm 2014, Rhodes và Những người giữ lời thề đă tham gia một cuộc đối đầu vũ trang giữa các nhóm Ái quốc và chính quyền liên bang ở Nevada thay mặt cho chủ trang trại gia súc Cliven Bundy. Năm tiếp theo, họ dẫn đầu một cuộc đối đầu khác, tại Mỏ Sugar Pine ở Hạt Josephine, Oregon. Cả hai lần, những ǵ bắt đầu là một tranh chấp về các vấn đề sử dụng đất đă trở thành sự tranh đấu về quyền lợi của các dân quân. Cả hai lần, chính quyền đều lùi bước. Vào năm 2014, Rhodes đă cử các đội đến Ferguson, Missouri, để bảo vệ các doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn trước sự tàn bạo của cảnh sát sau khi Michael Brown bị giết. H́nh ảnh những người Oath Keepers đứng gác trên các mái nhà với khẩu súng trường bán tự động đă trở thành biểu tượng của một nước Mỹ đang bắt đầu trở ḿnh.
Vào Ngày Martin Luther King, ước tính có khoảng 22.000 người ủng hộ quyền sử dụng súng đă biểu t́nh bên ngoài thủ phủ bang Virginia, ở Richmond.
Ở Trump, phong trào Ái quốc tin rằng lần đầu tiên họ có đồng minh trong Nhà Trắng. Năm 2016, khi Trump cảnh báo về gian lận bầu cử, Rhodes đă đưa ra lời kêu gọi các thành viên âm thầm theo dơi các điểm bỏ phiếu. Khi Trump cảnh báo về một cuộc xâm lược của những người nhập cư không có giấy tờ, Rhodes đă đi đến biên giới phía nam với một phân đội Oath Keepers. Ông ấy đă cử các thành viên đến “bảo vệ” những người ủng hộ Trump khỏi những người biểu t́nh chống đối tại các cuộc vận động của ông ấy và có một lần ông xuất hiện trong khu vực VIP, đứng ở hàng đầu trong chiếc áo sơ mi Oath Keepers màu đen. Khi Trump cảnh báo về khả năng xảy ra nội chiến khi bắt đầu cuộc điều tra luận tội vào mùa thu năm ngoái, Rhodes đă lên tiếng đồng ư trên Twitter. Ông viết: “Đây là sự thật. Đây là vị trí của chúng ta."
Ngay cả khi ông ta t́m cách tranh thủ sự ủng hộ của công chúng, Rhodes vẫn giữ bí mật về các thành viên của ḿnh. Các nhóm giám sát không thể nói chắc chắn Oath Keepers có bao nhiêu thành viên hoặc loại người nào đang tham gia.
Nhưng cơ sở dữ liệu bị ṛ rỉ đă bày ra mọi thứ. Nó đă được các đại biểu của Rhodes biên soạn khi các thành viên mới đăng kư tại các sự kiện tuyển dụng hoặc trên trang web của nhóm Oath Keepers. Họ đến từ mọi tiểu bang. Khoảng hai phần ba từng tham gia quân đội hoặc lực lượng thực thi pháp luật. Khoảng 10 phần trăm trong số các thành viên này đang tại ngũ. Có một cảnh sát trưởng ở Colorado, một thành viên đội SWAT ở Indiana, một cảnh sát tuần tra ở Miami, trưởng một sở cảnh sát nhỏ ở Illinois. Có các thành viên của Lực lượng đặc biệt, các nhà thầu quân sự tư nhân, một Thượng sĩ nhất về Tâm lư, một huấn luyện viên trinh sát kỵ binh ở Texas, một anh lính ở Afghanistan. Có các nhân viên Thực thi Di trú và Hải quan ICE, một nhân viên đặc nhiệm 20 năm trong Sở Mật vụ, và hai người nói rằng họ đang ở FBI.
Một cựu binh Thủy quân lục chiến từ Wisconsin viết: “Tôi sẽ không lặng lẽ đi vào đêm đen đang đối mặt với nước Mỹ yêu dấu của TÔI”; một sĩ quan trong Sở Cảnh sát Los Angeles cho biết ông ta sẽ kêu gọi các đồng nghiệp của ḿnh “để chống lại chế độ chuyên chế mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt.” Những cam kết tương tự đến từ một đại úy cảnh sát ở Texas, một người tuyển dụng quân đội ở Oregon, và một đặc vụ Tuần tra Biên giới ở Arizona, trong số nhiều người khác. Một trung sĩ cảnh sát ở ngoại ô St. Louis viết: “Chuyện vui. Tôi đă chặn một người lái xe tải đang chạy quá tốc độ, người đă dán decal của bạn lên thành xe tải của ông ta, tôi hỏi về điều đó, anh ta nói huyên thuyên về nó và tôi nói, 'Chết tiệt, tôi cũng hết ḷng v́ nó.' “ Ông ta liệt kê các kỹ năng một người hướng dẫn chiến thuật và vũ khí và cho biết ông ta sẽ chuyển đơn đăng kư thành viên cho các sĩ quan đồng nghiệp của ḿnh. Một nhân viên đặc nhiệm trong văn pḥng t́nh báo của Sở Cảnh sát Thành phố New York kể lại rằng một ngày nọ, ông ta đang đi làm th́ nh́n thấy một tấm decal dán cửa sổ có biểu tượng Oath Keepers và ghi tên trên tay ḿnh. Ông ấy thề sẽ sẵn sàng "nếu quả bóng bay lên."
Nhiều câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào các thành viên mới có thể giúp Oath Keepers là vô thưởng vô phạt: “Tôi tạo video!” và “Không nhiều trừ cái miệng lớn của tôi! Quá già để làm ǵ khác!” Nhiều người đề nghị có mặt tại các cuộc biểu t́nh, phát tờ rơi và đăng trên Facebook. Những người khác cung cấp lư lịch với các kỹ năng phù hợp với xung đột. Một người lính có địa chỉ email của Quân đội Hoa Kỳ tŕnh bày chi tiết về kinh nghiệm t́nh báo chiến trường viết, "Tôi sẵn sàng sử dụng bất kỳ kỹ năng nào mà bạn xác định là hữu ích" và một cựu binh Chiến tranh Iraq cam kết "bất kỳ tài năng nào mà một cựu lănh đạo đội bộ binh có sẵn." Vẫn c̣n những người khác liệt kê các kỹ năng thiện xạ, chiến thuật SWAT, thẩm vấn. Một doanh nhân Texas đă đề nghị trang trại của ḿnh “v́ mục đích huấn luyện hoặc pḥng thủ,” và một cảnh sát Michigan, đă nghỉ hưu từ Lực lượng Đặc biệt, t́nh nguyện làm “lănh đạo chiến thuật hay chính trị khi có dịp trong tương lai gần.”
Khi tôi xem qua các mục, tôi bắt đầu thấy chúng như một cửa sổ dẫn đến một thứ ǵ đó lớn hơn nhiều so với Oath Keepers. Tư cách thành viên trong nhóm thường chỉ thoáng qua — một số người đă đăng kư theo ư thích và quên mất điều đó. Nhóm Oath Keepers không có 25.000 binh sĩ sẵn sàng. Nhưng các hồ sơ cho thấy Rhodes đă chạm vào một ḍng chảy sâu của sự lo lắng, một thứ có thể khiến một nhóm lớn đáng ngạc nhiên những người có kinh nghiệm về cảnh sát và quân sự thực sự cân nhắc đến bạo lực chính trị có vũ trang. Ông ta giống như một người đánh cá thả ra một miếng mồi giữa biển trong đêm, và kéo mẻ lưới của ḿnh ra ánh sáng.
Các mục thông tin này được thu thập từ năm 2009 đến năm 2015, không lâu trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump. Tôi đă sử dụng chúng như một điểm khởi đầu cho các cuộc tṛ chuyện với hàng chục thành viên hiện tại và cũ. Tâm trạng chung mang nặng tính dự báo. Tôi thấy nhiều người đă cân nhắc rất xa về viễn cảnh xung đột dân sự, chuẩn bị cho nó và đau khổ bởi cảm giác rằng họ đang bị đẩy về phía nó bởi các lực lượng ngoài tầm kiểm soát của họ. Nhiều người nói rằng họ không muốn chiến đấu nhưng sợ rằng họ không c̣n lựa chọn nào khác.
Người đầu tiên tôi liên lạc, vào tháng Giêng, là David Solomita, một cựu chiến binh Chiến tranh Iraq ở Florida, người mà theo hồ sơ ghi rằng một sĩ quan cảnh sát đă tuyển anh ta vào nhóm Oath Keepers khi ông ta đi ăn tối với vợ. Tôi đă không đề cập đến nội chiến khi tôi gửi email, nhưng ông ấy trả lời, "Tôi muốn nói rơ điều này, tôi là một người theo chủ nghĩa tự do và đă ở Iraq khi nó trở thành một cuộc nội chiến, tôi không muốn tham gia vào chuyện đó."
Sau đó, Solomita nói rằng ông ấy đă là thành viên Oath Keeper trong một năm trước khi bỏ đi v́ Rhodes “muốn trở thành trung tâm của rạp xiếc khi nội chiến bắt đầu.” Ông nói thêm, sự sụp đổ chính trị của Hoa Kỳ đă nhắc nhở ông quá nhiều về những ǵ ông đă thấy ở nước ngoài.
Vào ngày Martin Luther King, tôi bước vào trung tâm thành phố Richmond, Virginia, phía sau một nhóm đàn ông da trắng mặc quần jean với súng trường trên vai và súng ngắn ở hông. Một người mẹ kéo đứa con mới biết đi của cô, th́ thầm: "Những người đó có súng." Các xe bán tải đang diễu hành xuống đường, treo cờ Trump. Họ thổi c̣i và những người đàn ông ḥ reo. Ngay sau đó tôi đă có mặt tại thủ đô của bang, xung quanh là 22.000 người, nhiều người trong số họ mang theo những khẩu AR-15 và các bảng hiệu chính trị như “chống lại chế độ chuyên chế,” “súng cứu sinh mệnh,” “ “Trump 2020.”
Ở Virginia, hôm đó là dịp lễ diễn ra sự kiện hàng năm gọi là Ngày Vận động (Lobby Day), khi các công dân kiến nghị với các nhà lập pháp về bất kỳ vấn đề nào họ thích. Năm nay, bầu không khí có vẻ căng thẳng. Cơ quan lập pháp bang vừa tuyên thệ có đa số đảng Dân chủ lần đầu tiên trong hai thập kỷ, và các nhà lập pháp đă tiến hành một loạt các biện pháp kiểm soát súng. Các quận nông thôn đă tuyên bố ḿnh là "nơi trú ẩn của Tu chính án thứ hai" khi cảnh sát trưởng tuyên bố sẽ không thi hành luật súng mới. Virginia là một tiểu bang cho phép mang súng công khai, và những người biểu t́nh có vũ trang trên khắp tiểu bang đă biến ngày này thành một cuộc mít tinh đ̣i quyền sử dụng súng.
Rhodes đă ở đó, cùng với một số Oath Keepers khác. Trên trang Facebook có tên “Cuộc hành quân dân quân ở Richmond”, một người tổ chức sự kiện đă tuyên bố rằng ông ta đă tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp chống lại những kẻ thù trong và ngoài nước khi ông ta tham gia quân đội và cảnh sát - và hiện là một dân quân. Ông gọi Virginia là khung cảnh của “một sự thức tỉnh tuyệt vời”.
Virginia là một mô h́nh thu nhỏ của những nỗi sợ hăi của phe cực hữu đối với cuộc bầu cử năm 2020: sự xoay chuyển sang bên trái, theo sau là sự thúc đẩy kiểm soát súng ngay lập tức và là điểm khởi đầu cho một cuộc tấn công rộng răi hơn vào các quyền tự do của người Mỹ. Nhiều thành viên Oath Keepers hiện tại và trước đây nói với tôi rằng quyền sử dụng súng là thứ đă thôi thúc họ tham gia nhóm; một số đă bác bỏ những phần tồi tệ hơn trong danh sách 10 mệnh lệnh phải thách thức của Rhodes.
David Hines, một cây viết bảo thủ, đă gọi súng là nền tảng tổ chức thành công nhất của cánh phải. Vấn đề này đ̣i hỏi sự tham gia của địa phương, để theo dơi chặt chẽ không chỉ luật pháp và chính trị của liên bang mà c̣n của tiểu bang và thành phố. Súng cũng mang tính xă hội. Để bắn chúng, bạn có thể sẽ đi đến một trường bắn và để mua chúng, bạn có thể sẽ ghé thăm một cửa hàng hoặc một triển lăm súng, nơi bạn sẽ t́m thấy những người có cùng suy nghĩ với ḿnh. Hines viết, “Súng là một con đường để thu hút các nhà hoạt động.”
Cuộc biểu t́nh ủng hộ quyền sử dụng súng trong Ngày MLK ở Virginia
Tôi không thể t́m thấy Rhodes hoặc bất kỳ thành viên Oath Keepers nào khác khi tôi chen lấn qua đám đông. Thay vào đó, tôi gặp những người biểu t́nh như Daniel McClure, một thanh niên 23 tuổi làm việc với tư cách là nhà thầu cho Cơ quan quản lư Thung lũng Tennessee, người đứng cùng cha ḿnh gần băi cỏ thủ đô. Ông nói với tôi rằng ông hài ḷng số người tham dự, nhưng cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc biểu t́nh ôn ḥa nếu nền dân chủ ngừng hoạt động. Ư tưởng về quyền công dân có trách nhiệm của ông có nghĩa là dự bị cho viễn cảnh nổi dậy. Ông ấy lặp lại một câu châm ngôn mà tôi thường nghe: Quyền sử dụng súng là quyền bảo vệ tất cả những người c̣n lại. ông ta nói và nâng báng súng lên: “Nếu nói nhẹ nhàng mà không hiệu quả, cây gậy sẽ tới.”
Theo các công tố viên, trước cuộc biểu t́nh, FBI đă bắt giữ những kẻ bị cáo buộc là người da trắng thượng tôn có kế hoạch xả súng vào đám đông để kích động một cuộc xung đột rộng lớn hơn, và trên mạng xă hội tràn ngập những lời đe dọa không che giấu chống lại các nhà lập pháp Dân chủ của Virginia. Tôi bị hoảng hốt bởi việc nói chuyện bạo lực đă trở nên phổ biến như thế nào. Những người theo chủ nghĩa tự do cũng đang kêu gọi nó. Một phụ tá hàng đầu của một nhà lập pháp Virginia đă viết trong một tweet lan truyền vài tháng trước đó: “Khẩu AR-15 nhỏ bé của bạn sẽ không làm việc ǵ để bảo vệ bạn khỏi chính phủ — họ có xe tăng và vũ khí hạt nhân. Chỉ là một sự tưởng tượng thảm hại thôi.”
Trong đám đông, tôi nhận thấy những người đàn ông đang lẩm bẩm nói chuyện với máy bộ đàm, đôi mắt của họ ẩn sau những đôi kính râm phủ mắt. Đối với tôi, chúng có khía cạnh của những đứa trẻ đang chơi tṛ chiến tranh, chỉ có súng của chúng là thật. Có một tiếng nổ lớn, và tôi quay ngoắt lại khi các cánh tay đang di chuyển về phía các c̣ bấm. Nhưng chỉ là ai đó đă đập một tấm biển kim loại xuống vỉa hè.
Cuộc biểu t́nh kết thúc trong ḥa b́nh. Những người biểu t́nh nhặt rác khi những người đàn ông đeo máy bộ đàm khuất dần trong thành phố.
“Đó là một sự chuyển đổi tốt đẹp, ISIS đối với chúng tôi,” Rhodes nói khi tôi gọi cho ông ấy lần đầu tiên vào tháng 2 và nói với ông ấy điều ǵ đă dẫn tôi đến Oath Keepers. Đó không chỉ là các hồ sơ thành viên. Vào năm 2016, tôi đang tường tŕnh về sự sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo ở Mosul khi tôi nhận thấy rằng người Mỹ đang đe dọa xung đột dân sự tại quê nhà và tự hỏi liệu có bất kỳ cuộc xung đột nào thực sự nghiêm trọng hay không.
Hết phần 1
Links:
https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2020/11/right-wing-militias-civil-war/616473/