Armenia đăng trên một trang web chính phủ ảnh xác máy bay mà họ nói là cường kích Su-25 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 29/9.
Bộ Quốc pḥng Armenia hôm qua ra tuyên bố nói rằng một chiến đấu cơ F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ sân bay Gyanja trên lănh thổ Azerbaijan hôm 29/9 "bắn rơi một cường kích Su-25 đang làm nhiệm vụ của không quân Armenia, trong không phận Armenia".
H́nh ảnh Armenia công bố hôm nay cho thấy những mảnh vỡ máy bay cháy đen. Bộ Quốc pḥng Armenia cho biết phi công thiệt mạng là thiếu tá Valeri Danelin.
Xác máy bay Su-25 của Armenia. Ảnh: Bộ Quốc pḥng Armenia.
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan bác bỏ thông tin máy bay bị bắn rơi. Hikmat Hajiyev, phụ tá của Tổng thống Azerbaijan, nói rằng hai cường kích Su-25 của Armenia bị phá hủy vào ngày 29/9 sau khi đâm vào một ngọn núi và cáo buộc Yerevan nói dối.
"Cả hai chiếc máy bay đều đâm vào một ngọn núi, phát nổ rồi bị phá hủy. Điều này cho thấy giới lănh đạo quân đội Armenia không cung cấp thông tin chính xác cho người dân và công chúng", Hajiyev nói.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đă bước sang ngày thứ tư, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn từ Nga, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế. Xung đột vũ trang nổ ra từ ngày 27/9 khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, đánh dấu cuộc đụng độ tồi tệ nhất sau khi hai nước đồng ư ngừng bắn tháng 5/1994.
T́nh h́nh leo thang hôm 29/9 khi cả hai bên cáo buộc đối phương tấn công vào lănh thổ của nhau ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lănh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn t́m cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán ḥa b́nh sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay khẳng định nước này sẵn sàng "làm mọi thứ cần thiết" nếu nhận được yêu cầu hỗ trợ quân sự từ Azerbaijan. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích phát biểu của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng ông đưa ra "lời lẽ hiếu chiến rất nguy hiểm và không được suy xét thấu đáo".
Armenia là thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Vardan Toghonyan, đại sứ Armenia tại Nga, cho biết khả năng nước này kích hoạt CSTO sau vụ "F-16 bắn rơi Su-25" đang được thảo luận.
CSTO là một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, tương tự NATO, trong đó cả khối có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho bất cứ thành viên nào bị nước ngoài tấn công. Nếu Armenia kích hoạt CSTO, Nga có thể bị kéo vào cuộc xung đột và đối mặt với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.